logo_xnk_ht_viet_nam-1.100
pannercty
Hỗ trợ trực tuyến
ho-tro-vn88-truc-tuyen-hinh-123

Van bi điện

Van bi điện
van-bi-dien - ảnh nhỏ  1

Van bi điện

Đánh giá 0 lượt đánh giá

10.000 VND

Thông số kỹ thuật:

Kích thước van: DN15 - DN200.
Chất liệu van: Gang, nhựa, inox, thép.
Chất liệu bi van: inox, nhựa.
Gioăng: Cao su EPDM, PTFE.
Kiểu lắp đặt: Nối ren, lắp bích, rắc co, lắp Clamp.
Kích thước bộ điều khiển điện: GKE003, GKE005, GKE015, GKE020, GKE040,....
CHất liệu bộ điều khiển: Hợp kim nhôm.
Điện áp sử dụng: 24V, 20V, 380V.
Dạng điều khiển: ON/OFF hoặc tuyến tính. 
Nhiệt độ làm việc: 0 ~ 180 độ C.
Áp lực làm việc: 10 - 16 bar.
Môi trường làm việc: Nước, khí nén, hơi, dung dịch, hóa chất,..
Thương hiệu sản xuât: Geko, KB Valve,...
Xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,....
Bảo hành: 12 tháng.

Trên thị trường hiện nay, do nền Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ngày càng phát trển nên các nhu cầu sử dụng bằng tự động hóa cũng dần được tăng cao. Chính vì thế, để có thể đáp ứng được với những nhu cầu sử dụng đó, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một loại điều khiển bằng điện đó là Van bi điện.

 

Đây là một dòng van công nghiệp được điều khiển bẳng tự hóa có khả năng kiểm soát và điều tiết dòng chảy bên trong hệ thống đường ống rất tốt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về dòng van bi đóng mở bằng điện này, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Tìm hiểu về van bi điện là gì

Van bi điện còn được gọi với tên gọi đầy đủ là van bi điều khiển điện, hay còn được gọi với tên gọi bằng tiếng anh là Electric Contol Ball Valve. Đây là dòng van bi được lắp thêm bộ điều khiển điện có chức năng biến đổi điện năng thành cơ năng giúp bi van chuyển động đóng mở theo yêu cầu của người vận hành. 

 

van_bi_inox_304_dieu_khien_dien

 

Với khả năng đóng mở bằng điện như vậy giúp cho người vận hành không cần phải chi tiêu quá nhiều thể lực mỗi khi thực hiện điều khiển đóng mở van. Đặc biệt bộ điều khiển điện có thể lắp đặt phù hợp với hầu hết các loại van bi hiện nay từ chất liệu khác nhau đến cấu tạo, kích thước khác nhau.

Sử dụng bộ đầu điện cho van bi có tác dụng gì

Quá trình thực hiện đóng mở van bi hiện nay có thể sử dụng được với đa dạng nhiều bộ điều khiển khác nhau, một trong số đó là sử dụng bộ đầu điện. Vậy bộ đầu điện đem lại những tác dụng gì khi được sử dụng để điều khiển quá trình đóng mở van. 

 

bo_dieu_khien_dien

 

Dưới đây mà một số tác dụng tiêu biểu của việc sử dụng bộ điều khiển bằng điện này mà các bạn có thể tham khảo qua:

  • Bộ đầu điện cho phép van có thể hoạt động đóng mở hoàn toàn bằng tự động mà không cần người vận hành phải tác động trực tiếp lên van.
  • Việc sử dụng bộ đầu điện giúp người vận hành có thể dễ dàng điều khiển đóng mở van theo nhu cầu sử dụng mà không tốn quá nhiều sức vận hành.
  • Có thể điều khiển đóng mở van từ xa thông qua tủ PLC, do đó van có thể lắp đặt và hoạt động được với những vị trí trên cao hay những vị trí có không gian trật hẹp.
  • Đối với những hệ thống có môi trường làm việc chứa các chất gây hại cho người vận hành thì việc sử dụng bộ đầu điện cho van bi là việc vô cùng cần thiết.
  • Bộ đầu điện hiện nay có thể sử dụng phù hợp với đa dạng nguồn điện năng cấp vào như 24V, 220V, 380V.
  • Có thể sử dụng bộ điều khiển điện với 2 kiểu điều khiển khác nhau như ON/OFF hoặc tuyến tính. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà lựa chọn bộ đầu điện cho phù hợp.
  • Bộ đầu điện được trang bị thêm một lục giác đi kèm với chức năng giúp người vận hành vẫn có thể điều khiển quá trình hoạt động của van khi hệ thống gặp sự cố về nguồn điện.

Lý do nên sử dụng van bi điều khiển điện là gì

Sử dụng van bi điện mang lại lợi ích về tự động hóa, điều khiển dễ dàng, quản lý từ xa, độ tin cậy cao và khả năng điều chỉnh tùy chỉnh. Điều này giúp cải thiện hiệu suất, độ chính xác và hiệu quả của hệ thống vận hành.

 

Dưới đây là một số lý do chúng ta nên sử dụng van bi điện trong các hệ thống đường ống có mặt trên thị trường hiện nay:

  • Van bi điện có thể được kết nối với các bộ vi xử lý và cảm biến để tạo ra một hệ thống tự động hoàn chỉnh.
  • Cho phép kiểm soát van từ xa, thiết lập các chế độ hoạt động tự động và đáp ứng linh hoạt theo các thông số và tình huống cụ thể.
  • Khả năng tích hợp mang lại hiệu suất và độ tin cậy cao hơn cho các quy trình và hệ thống nơi cần đảm bảo chính xác và đáng tin cậy trong việc điều khiển luồng chất lỏng hoặc khí.
  • Cho phép thay đổi góc đóng mở của van một cách dễ dàng thông qua bộ điều khiển điện.
  • Được điều khiển bằng điện tử, giúp tự động hóa hoàn toàn quá trình vận hành. Điều này giúp tăng tính chính xác, hiệu suất và tiết kiệm thời gian trong quá trình vận hành.
  • Van có thể được quản lý và điều khiển từ xa thông qua hệ thống điều khiển tự động. 
  • Van bi điện có khả năng đóng mở được với nhiều góc độ đóng mở khác nhau giúp kiểm soát và điều tiết chính xác được dòng chảy bên trong đường ống. 

Ứng dụng van bi điều khiển điện là gì

Hiện nay van bi điện đang được lắp đặt và sử dụng trong nhiều hệ thống đường ống, nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên thị trường. Với các hệ thống tiêu biểu hiện đang sử dụng dòng van tự động này như:

  • Hệ thống xử lý nước, cung cấp nước ở trong các nhà máy, các khu công nghiệp, khu đô thị,...
  • Hệ thống HVAC (Hay còn được gọi là hệ thống điều hòa không khí ).
  • Hệ thống năng lượng tái tạo.
  • Hệ thống chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống,....
  • Hệ thống sản xuất công nghiệp.
  • Hệ thống xử lý hóa chất.
  • Hệ thống quy trình công nghiệp.

ung_dung_van_bi_dieu_khien_dien

Các loại van bi điện phổ biến hiện nay

Van bi điện là một trong những dòng van công nghiệp điều khiển tự động hóa được sử dụng phổ biến bậc nhất trên thị trường hiện nay. Với đa dạng mẫu mã giúp cho van có thể đáp ứng được phù hợp với hầu hết mọi hệ thống đường ống trên thị trường. 

 

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về những dòng van bi điện hiện đang có mặt trên thị trường hiện nay như:

Van bi điện 2 mảnh

Van bi điện 2 mảnh, hay còn được gọi là van bi 2pc điều khiển điện, là loại van bi được thiết kế với hai mảnh thân van hoàn toàn tách biệt nhau. Hai mảnh này thường được kết nối bằng dạng ren, bulong, hoặc ốc siết và thường được sử dụng cho các loại van bi có kích thước lớn hoặc dạng nối bích.

 

van_bi_dien_2_manh

 

Ưu điểm lớn nhất của dòng van này là khả năng bảo trì và thay thế các bộ phận bên trong. Nhờ phần nối giữa hai thân van, quá trình bảo trì và thay thế trở nên dễ dàng hơn. Người dùng có thể tháo rời hai mảnh van để tiến hành bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận bên trong mà không cần phải tháo cả van ra khỏi hệ thống.

Van bi điện 3 mảnh

Là loại van bi được thiết kế với ba mảnh thân van. Thường thấy ở các dòng van sử dụng dạng nối ren hoặc nối rắc co. Việc lắp ghép từ nhiều mảnh khác nhau trong van bi 3 mảnh điều khiển điện có thể làm giảm khả năng chịu áp lực của sản phẩm.

 

van_bi_dien_3_manh

 

Tuy nhiên mỗi mối nối giữa các mảnh van đều là một điểm yếu trong hệ thống. Nếu không được thiết kế và lắp đặt cẩn thận, có thể xảy ra rò rỉ áp suất hoặc mất mát áp lực trong quá trình vận hành.

Van bi điện 2 ngã

Đây là một dạng van bi phổ biến trong các dòng van bi hiện nay. Van này được thiết kế với bi van có hai lỗ khoan xuyên tâm theo kích thước của đường ống. Chức năng chính của van bi này là điều tiết và điều khiển dòng chảy, cho phép dòng chảy lưu thông qua hai hướng khác nhau.

 

van bi điện 2 ngã

Van bi điện 3 ngã

Là dòng van bi được thiết kế theo hai dạng chữ L và chữ T. Dạng bi van chữ L cho phép dòng chảy lưu thông qua hai hướng và đóng một hướng. Trong khi đó, dạng bi van chữ T cho phép dòng chảy đi qua hai hướng và đóng một hướng, hoặc lưu thông qua cả ba hướng.

 

van_bi_3_nga_dieu_khien_dien

 

So với van bi điện 2 ngã, van bi điện 3 ngã có chức năng điều hướng dòng chảy thay vì chỉ đơn giản là đóng mở. Thiết kế này cho phép người sử dụng kiểm soát và chuyển đổi dòng chảy theo nhiều hướng khác nhau trong hệ thống ống.

So sánh van bi điện với van bi khí nén

Bên cạnh van bi điện, trong hệ thống điều khiển tự động chúng ta cũng thường bắt gặp các dòng van bi sử dụng bộ đầu khí nén để thực hiện đóng mở van, còn gọi là van bi khí nén. Vậy giữa van bi điện và van bi khí nén có những điểm gì khác nhau, mời các bạn cùng tham khảo qua bảng so sánh dưới đây.

 

Yếu tố Van bi điều khiển khiển điện Van bi điều khiển khí nén
Nguyên lý điều khiển. Điều khiển bằng nguồn điện với đa dạng điện áp sử dụng từ 24V, 220V đến 380V. Điều khiển bằng khí nén với áp suất khí nén thường dùng từ 3 - 8 bar.
Độ tin cậy. Độ tin cậy cao hơn. Có nguy cơ mất áp suất hoặc rò rỉ khí.
Tốc độ và thời gian đáp ứng. Thời gian đáp ứng chậm hơn, tốc độ hoạt động cũng chậm, mất khoảng 15 - 30s cho từng chu trình. Đáp ứng nhanh, tốc độ hoạt động cũng nhanh hơn, chỉ mất từ 1 - 3s cho từng chu trình.
Điều khiển chính xác và linh hoạt. Có khả năng điều khiển chính xác và linh hoạt Điều khiển đơn giản, có thể điều khiển chính xác, linh hoạt.
Chi phí và cài đặt. Chi phí đầu tư cao hơn, cần các thiết bị điều khiển bổ sung. Chi phí đầu tư thấp hơn, cài đặt đơn giản hơn.
Tiêu thụ năng lượng. Tiêu thụ năng lượng liên tục. Tiêu thụ năng lượng chỉ khi vận hành (không tiêu thụ khi dừng).
Ứng dụng. Cần độ chính xác cao và tốc độ hoạt động từ từ. Yêu cầu chịu áp lực cao, điều khiển đơn giản, ứng dụng rộng rãi.

Sơ đồ mạch điện trong bộ điều khiển điện

Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong quá trình làm việc của van bi điện, việc đấu nối theo đúng sơ đồ và các quy định kỹ thuật là rất quan trọng. Bằng cách đảm bảo đúng đấu nối, chúng ta có thể tránh các sự cố nguy hiểm như chập cháy và đảm bảo hoạt động ổn định của van.

 

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về sơ đồ mạch điện trong bộ điều khiển để có thể đấu nối mạch điện một cách đơn giản và an toàn nhất.

Sơ đồ mạch điện trong bộ đầu điện ON/OFF

Sơ đồ đấu nối mô tả các kết nối điện cơ bản cho van bi điện với điện áp 220V. Trong sơ đồ, có một dây nguồn điện áp được kết nối vào cổng 2 của bộ điều khiển. Dây còn lại được kết nối vào công tắc chuyển đổi để kết nối với cổng 3 (open) và 4 (close) của bộ đầu điện.

 

bang_mach_bo_dieu_khien_dien_on.off

 

Ngoài ra, sơ đồ cũng mô tả các cổng khác như cổng 5 và 6 là cổng đèn tín hiệu thông báo, được đặt trên tủ điều khiển. Cổng 7, 8 và 9 được sử dụng để truyền tín hiệu thông báo trạng thái của van về hệ thống điều khiển. Cuối cùng, cổng 10 được sử dụng để kết nối với dây tiếp địa.

 

Sơ đồ mạch điện trong bộ đầu điện tuyến tính

Sơ đồ mạch điện trong bộ điều khiển điện tuyến tình với nguồn điện áp 220V. Trong đó, chúng ta sử dụng 2 dây điều khiển đó là dây số 2 và dây số 3 tượng trưng cho dây nóng và dây lạnh.

 

bang_mach_bo_dieu_khien_dien_tuyen_tinh

 

Ngoài ra trong bộ đầu điện này còn có dây 4-5 tượng trưng cho tín hiệu đầu vào của bộ điều khiển, dây 6-7 tượng trưng cho tín hiệu đầu ra của bộ điều khiển. Dây 28-19-20 là dây hiển thị về tủ điều khiển để nhằm thông báo tới người vận hành biết được trạng thái hoạt động của bi van đang ở vị trí nào.

Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì van bi điện

Hệ thống sử dụng có thể hoạt động được một cách ổn định và an toàn hay không thì bên cạnh việc đấu nối mạch điện chúng ta cũng phải chú ý đến lắp đặt và bảo trì van bi điện trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên, đối với việc lăp đặt van vào đường ống hay việc bảo trì van sao cho đúng thì hiện nay vẫn đang còn khá nhiều người còn phân vân.

 

Do đó, để nhằm giúp mọi người có thể lắp đặt van vào hệ thống đường ống một cách chính xác nhất và bảo trì van đúng với kỹ thuật nhất. Sau đây mời quý vị và các bạn cùng tham khảo qua hướng dẫn lắp đặt cũng nhua cách bảo trì van bi điện ngay dưới đây.

Hướng dẫn lắp đặt van bi điện

Để lắp đặt van bi điện vào hệ thống sao cho chính xác nhất thì các bạn cần chú ý theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị cần thiết để tránh thình trạng thiếu hụt dụng cụ khi đang lắp đặt gây mất thời gian và ảnh hưởng đến quá trình làm việc của hệ thống.
  • Bước 2: Chúng ta cần xác định được chính xác vị trí lắp van bi để giúp cho quá trình hoạt động của van cũng như quá trình làm việc của hệ thống được oonr định và an toàn lâu dài.
  • Bước 3: Khi đã xác định được vị trí lắp đặt van thì chúng ta bắt đầu đưa van vào vị trí đã xác định để tiến hành lắp đặt van. 
  • Bước 4: Chèn thêm những phụ kiện cần thiết để tăng độ chắc chắn và tăng độ kín khít của van như băng tan ( đối với van nối ren ) hay gioăng cao su ( đối với van lắp bích ).
  • Bước 5: Tiến hành vặn van vào đường ống đối với van bi điện nối ren và xiết bulong + đai ốc đối với van bi điện mặt bích.
  • Bước 6: Khi đã lắp đặt thành công van vào hệ thống đường ống, chúng ta cần vận hành thử xem van có hoạt động bình thường hay không. Nếu như có phát hiện sai xót gì, chúng ta cần xử lý ngay.

van_bi_dieu_khien_dien

Cách bảo trì van bi điện đúng với kỹ thuật nhất

Sau khi đã lắp đặt thành công van vào hệ thống đường ống và đảm bảo rằng dòng van được lựa chọn có thể hoạt động ổn định ở trên đường ống đó. Tuy nhiên, để gia tăng tuổi thọ của van thì chúng ta cần nắm được cách để bảo trì van sao cho đúng với kỹ thuật nhất.

 

Dưới đây là một số cách để bảo trì, bảo dưỡng van bi điện khi van đang trong quá trình sử dụng.

  • Lập lịch bảo trì định kỳ.
  • Kiểm tra và làm sạch định kỳ.
  • Kiểm tra vết rò rỉ và thay thế phụ kiện nếu cần.
  • Kiểm tra và bôi trơn các bộ phận chuyển động.
  • Kiểm tra điện áp và tín hiệu đầu vào cũng như đầu ra.
  • Kiểm tra hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.
  • Ghi chép và theo dõi quá trình hoạt động của van bi để nhằm lên lịch bảo trì một cách chính xác.

Nên chọn mua van bi điện ở đây uy tín, giá tốt tại Việt Nam

Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam chuyên cung cấp các dòng van công nghiệp và phụ kiện, vật tư ngành nước hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Tại đây, các sản phẩm chúng tôi đang cung cấp đều là những sản phẩm chính hãng, được nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

 

Với mong muốn đem đến tay các quý khách hàng những sản phẩm chính hãng có chất lượng tốt nhất, mẫu mã đẹp nhất và giá cả hợp lý nhất. Chúng tôi cam kết rằng với 100 khách hàng khi lựa chọn van bi điện tại Công ty chúng tôi thì cả 100 khách hàng hài lòng về chất lượng cũng như giá thành bán ra của sản phẩm.

Bảng báo giá van bi điều khiển điện là gì

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm van bi điện, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng hỗ trợ bạn với việc lắp đặt, bảo dưỡng và thay thế. Cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng cao và giá cả cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó, sản phẩm của chúng tôi còn được bảo hành trong 12 tháng.

 

Dưới đây là bảng giá van bi điện tuyến tính tại Công ty XNK HT Việt Nam đang cung cấp ra thị trường.

 

Kích thước Model Giá thành
DN15 GKE003 6.000.000 VND
DN20 GKE003 6.050.000 VND
DN25 GKE003 6.150.000 VND
DN32 GKE005 6.970.000 VND
DN40 GKE005 7.280.000 VND
DN50 GKE010 9.250.000 VND
DN65 GKE010 12.500.000 VND
DN80 GKE015 13.900.000 VND
DN100 GKE020 16.850.000 VND

 

Chú ý: Giá thành sản phẩm van bi điện chưa bao gồm thuế VAT (10%) và chi phí vận chuyển. Đây chỉ là mức giá tham khảo và có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau như giá vật liệu, chi phí sản xuất và chi phí nhập khẩu. Vì vậy, để biết được giá chính xác và chi tiết hơn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp thông tin chi tiết về giá cả và các yếu tố liên quan.

 

>>> Tham khảo thêm:

  • Van bi 1 chiều
  • Van bi điện từ
  • Van điện từ
  • Van bi inox điều khiển điện

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

ck1ck2_1ck3
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU HT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 7 Ô dịch vụ 10, KĐT Tây Nam Linh Đàm - P. Hoàng Liệt - Q. Hoàng

Mai - TP. Hà Nội

Mã số thuế: 0108628671

Hotline: 0981 625 647   Email hỗ trợ: kd2.htvietnam@gmail.com

STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Website: https://vannuochanoi.com/ 

Chuyên cung cấp: Van  bướm - Van cổng - Van điện từ - Van điều khiển khí nén- Van điều khiển điện