logo_xnk_ht_viet_nam-1.100
pannercty
Hỗ trợ trực tuyến
ho-tro-vn88-truc-tuyen-hinh-123

Van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện
van-buom-dieu-khien-dien - ảnh nhỏ  1

Van bướm điều khiển điện

Đánh giá 0 lượt đánh giá

10.000 VND

Thông số kỹ thuật
Kích thước van bướm: DN40 - DN1000.
Kích thước bộ đầu điện: 003, 005, 010, 015, 020, 040, 050,...
Chất liệu van bướm: Gang, thép, nhựa, inox.
Chất liệu bộ đầu điện: Hợp kim nhôm được phủ thêm lớp sơn Epoxy chống ăn mòn.
Dạng điều khiển: ON/OFF, Tuyến tính.
Nguồn điện sử dụng: 24V, 220V, 380V.
Nhiệt độ làm việc: ~ 200 độ C.
Áp lực làm việc: PN10, PN16.
Môi trường làm việc: Nước, khí, hơi, dung dịch, hóa chất,...
Thương hiệu sản xuất: Samwoo, Wonil, AUT, Geko, KB Valve,...
Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc , Malaysia,...
Bảo hành: 12 tháng.

Van bướm là một trong những dòng van công nghiệp được sử dụng nhiều bậc nhất hiện nay trên thị trường. Với khả năng cho phép dòng chảy đi qua được cả 2 chiều cùng với khả năng điều tiết dòng chảy rất tốt. Van bướm hiện nay đang là một trong những dòng van công nghiệp không thể thiếu đối với nhiều hệ thống, nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên thị trường.

 

Tuy nhiên, do nên công nghiệp ngày càng phát triển dẫn đến những nhu cầu về sử dụng điều khiển bằng tự động hóa của chúng ta ngày càng tăng cao. CHính vì thế, hiện nay chúng ta cơ thể điều khiển van bướm bằng chính nguồn điện áp trong hệ thống của mình thông qua việc sử dụng bộ điều khiển điện. Van bướm điều khiển điện được ra đời.

 

Để có thể hiểu rõ hơn về dòng van công nghiệp điều khiển bằng tự động hóa này, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Van bướm điều khiển điện là gì

Van bướm điều khiển điện hay còn đươc gọi với tên gọi bằng tiếng anh đó là Electric Control Butterfly Valve. Ngoài ra, đối với mỗi khu vực, mỗi hệ thống khác nhau, dòng van này còn được người sử dụng gọi với những tên gọi khác như van bướm điện, van bướm điều khiển bằng điện,...

 

Đây là một dòng van bướm được thay thế bộ điều khiển cơ học thông thường bằng bộ điều khiển điện có chức năng biến đổi điện năng thành cơ năng tác động trực tiếp lên trục van. Khi đó trục van sẽ truyền lực tác động này lên bộ phận cánh van, làm cho cánh van có khả năng xoay góc 90 độ tùy vào tùng chu trình mở hay đóng van. 

 

van-dien-geko

 

Với phần thân van bướm cơ hiện nay đang được chế tạo với đa dạng nhiều chất liệu khác nhau như gang, nhựa, thép, inox, có thể đáp ứng được nhiều hệ thống trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, bộ điều khiển điện cũng được trang bị với đa dạng nguồn điện áp sử dụng như 24V, 220V, 380V, có thể đáp ứng được trong nhiều hệ thống với nhiều nguồn điện áp sử dụng khác nhau.

Thông số kỹ thuật van bướm điều khiển điện

Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về những thông số kỹ thuật van bướm điều khiển bằng điện được chúng tôi nêu tóm gọn dưới đây.

  • Kích thước van bướm: DN40 - DN1000.
  • Kích thước bộ đầu điện: 003, 005, 010, 015, 020, 040, 050,...
  • Chất liệu van bướm: Gang, thép, nhựa, inox.
  • Chất liệu bộ đầu điện: Hợp kim nhôm được phủ thêm lớp sơn Epoxy chống ăn mòn.
  • Dạng điều khiển: ON/OFF, Tuyến tính.
  • Nguồn điện sử dụng: 24V, 220V, 380V.
  • Nhiệt độ làm việc: ~ 200 độ C.
  • Áp lực làm việc: PN10, PN16.
  • Môi trường làm việc: Nước, khí, hơi, dung dịch, hóa chất,...
  • Thương hiệu sản xuất: Samwoo, Wonil, AUT, Geko, KB Valve,...
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc , Malaysia,...
  • Bảo hành: 12 tháng.

Tại sao nên lắp bộ điều khiển điện cho van bướm

Tại sao chúng ta nên lắp bộ điều khiển điện cho van bướm? Đây có lẽ là câu hỏi mà không ít những khách hàng nào khi đến với chúng tôi đều thắc mắc. Thì việc lắp đặt bộ điều khiển điện nhằm phục vụ cho quá trình đóng mở của van bướm sẽ giúp cho chúng ta có thể dễ dàng điều khiển van mà không cần phải đến lại gần nó. 

 

bo_dieu_khien_dien

 

Ngoài ra việc lắp bộ điều khiển điện để điều khiển quá trình đóng mở của van bướm còn giúp cho chúng ta có thể dễ dàng điều khiển van mà không cần tiêu tốn quá nhiều sức lực. Điều này giúp làm nâng cao hiệu suất làm việc cũng như nâng cao thành quả đối với những hệ thống nhà máy sản xuất hay các khu công nghiệp khác.

Sử dụng van bướm điện đem lại những lợi ích gì

Khi chúng ta lắp đặt van bướm điện vào trong hệ thống đường ống, chúng ta sẽ nhận được khá nhiều lợi ích từ dòng van này đem lại, chẳng hạn như một số lợi ích dưới đây:

  • Với khả năng điều  khiển bằng tự động hóa giúp cho việc điều khiển quá trình đóng mở van bướm được thực hiện một cách đơn giản và nhẹ nhàng.
  • Không cần tốn quá nhiều sức lực cho từng chu trình đóng mở van.
  • Có thể điều khiển đóng mở van bướm mà không cần phải lại gần từng vị trí của van như các kiểu điều khiển tay gạt, tay quay.
  • Có thể lắp đặt và dễ dàng điều khiển đối với những vị trí trên cao hay những vị trí có không gian trật hẹp mà người vận hành không thể đến trực tiếp điều khiển van.
  • Có thể lắp đặt và sử dụng được trong nhiều hệ thống hiện nay trên thị trường do sử dụng đa dạng nguồn điện áp từ 24V, 220V đến 380V.
  • Có thể lắp đặt phù hợp với đa dạng đường ống lớn nhỏ khác nhau trên thị trường bới dòng van này được cấu tạo với phần van bướm cơ gồm đa dạng kích thước từ DN40 - DN1000.
  • Van có cấu tạo đơn giản, dễ dàng trong việc lắp đặt cũng như bảo trì, sửa chữa.

Van bướm điều khiển điện được ứng dụng ở đâu trên thị trường

Van bướm điều khiển điện hiện nay đang là một trong những dòng van điều khiển tự động hóa được sử dụng ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường. Dưới đây là một số hệ thống tiêu biểu hiện nay đang lắp đặt sử dụng van bướm điều khiển bằng điện mà các bạn có thể biết đến.

  • Sử dụng trong các hệ thống xử lý nước sạch, nước thải, hệ thống cấp thoát nước trong các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất, khu dân cư,...
  • Van bướm điện được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống khí nén, hệ thống điều hòa không khí Chiller,....
  • Được sử dụng trong các hệ thống dầu khí, hệ thống PCCC,...
  • Van được sử dụng trong các hệ thống nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, nước ngọt, nước giải khát,...
  • Van bướm điều khiển điện cũng là một trong những dòng van bướm được sử dụng ưa chuộng trong hệ thống thủy điện, hệ thống nhiệt điện,...

ung_dung_van_buom_dieu_khien_dien

Những hạn chế khi sử dụng van bướm điều khiển điện

Trong quá trình lắp đặt cũng như sử dụng van bướm điều khiển điện, chúng ta cần nên chú ý những hạn chế mà dòng van này tạo ra như:

  • Chúng ta không thể lắp đặt và sử dụng van bướm điều khiển điện đối với hệ thống đường nối kết nối ren.
  • Thời gian đóng mở của dòng van này được diễn ra khá là chậm ( mất khoảng 15 – 30 giây cho từng quá trình đóng hoặc mở van )
  • Là dòng van điều khiển điện có kích thước dao động từ DN40 – DN1000 nên không thích hợp cho việc lắp đặt đối với các hệ thống đường ống kích thước nhỏ.

Cấu tạo van bướm điều khiển bằng điện

Van bướm điều khiển bằng điện được cấu tạo theo công thức sau: Bộ điều khiển điện + Van bướm cơ = Van bướm điều khiển điện.

 

Hay nói vụ thể hơn thì đây là dòng van công nghiệp điều khiển tự động hóa được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính đó là bộ phận bộ điều khiển điện và bộ phận phần van bướm cơ. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về từng bộ phận cấu tạo nền dòng van tự động này nhé.

Phần bộ điều khiển điện

Đây là bộ phận được thiết kế lắp đặt bên trên phần van bướm và liên kết với bộ phận trục van. Bộ điều khiển điện có chức năng tạo mô men xoắn tới trục van giúp trục van có thể có thể có thể xoay chuyển đồng thời làm cánh van chuyển động theo.

 

bo-dieu-khien-dien-geko

 

Thông thường 1 bộ điều khiển điện sẽ được cấu tạo gồm 6 bộ phận đó là: Vỏ bộ điều khiển điện, động cơ, bánh răng trợ lực, bản mạch kết nối, công tắc hành trình và lục giác. Đối với từng bộ phận bên trong bộ điều khiển điện sẽ có cách hoạt động cũng như nhiệm vụ khác nhau tạo nên một khối hoạt động đồng nhất. Cùng mình tìm hiểu hi tiết về từng bộ phận này nhé.

  • Vỏ bộ điều khiển điện: Đây là bộ phận được thiết kế với nhiệm vụ chính đó là bảo vệ các thiết bị bên trong bộ đầu điện. Vỏ đầu điện thường được làm từ hợp kim nhôm được phủ thêm 1 lớp sơn Epoxy giúp chống thấm và chống ăn mòn tốt.
  • Động cơ: Đây là bộ phận có chức năng chính đó là giúp chuyển đổi nguồn điện năng thành cơ năng và được truyền đến bộ phận trục van giúp cho cánh van có thể xoay góc 90 độ.
  • Bánh răng trợ lực: Đây là bộ phận được thiết kế với chức năng truyền tải lực chuyển đổi từ bộ điều khiển điện đến bộ phận trục van.
  • Bản mạch kết nối: Đây là bộ phận được thiết kế với nhiệm vụ chính đó là nhận và truyền tải tín hiệu đóng mở van từ người vận hành. 
  • Công tắc hành trình: Là bộ phận có khả năng tự ngắt điện khi quá trình đóng mở của van bướm được thực hiện đến giới hạn được cho phép.
  • Lục giác: Đây là một phụ kiện rời đi kèm với một bộ điều khiển điện có chức năng giúp người vận hành có thể điều khiển van bướm khi hệ thống gặp sự cố về nguồn điện.

Phần van bướm cơ

Đây là bộ phận quyết định xem loại van bướm điều khiển bằng điện mà các bạn lựa chọn có thể lắp đặt phù hợp với đường ống hay không và chất liệu van có thể đáp ứng được hay không. Thông thường phần thân van bướm được 4 bộ phận chính đó là: Thân van, cánh van, trục van và gioăng.

 

van-buom

 

Sau đây, mời quý vị và các bạn cũng tham khảo chi tiết về từng bộ phận cấu tạo nên phần van bướm cơ này nhé:

  • Thân van: Đây là bộ phận được chế tạo từ đa dạng nhiều chất liệu khác nhau như gang, thép, nhựa, inox cùng với đa dạng kích thước từ DN40 đến DN1000.
  • Cánh van: Đây là bộ phận được thiết kế dưới dạng hình tròn dẹp và được đặt ở bên trong thân van có nhiệm vụ đóng mở, điều tiết dòng chảy khi đi qua van.
  • Trục van: Đây là bộ phận được thiết kế dưới dạng trụ tròn giúp liên kết và truyền lực tác động từ bộ điều khiển điện đến bộ phận cánh van.
  • Gioăng: Đây là bộ phận được thiết kế với nhiệm vụ chính đó là giúp làm kín tuyệt đối những vị trí trên van bướm giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ lưu chất khi van hoạt động.

Nguyên lý hoạt động van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện hoạt động dựa trên nguyên lý xoay góc từ 0 đến 90 độ và ngược lại của cánh van đối với từng chu trình đóng mở van. Đặc biệt đối với dòng van bướm điều khiển bằng điện này thường tồn tại ở 2 dạng điều khiển đó là dạng điều khiển ON/OFF và dạng điều khiển tuyến tính.

Van bướm điều khiển điện ON/OFF

Đối với dạng điều khiển ON/OFF chúng ta chỉ có thể thực hiện quá trình chuyển động của cánh van với góc độ đóng hoặc mở van hoàn toàn. Cụ thể:

 

van-buom-dien-geko-dl

 

Đối với quá trình mở van

 

Khi chúng ta tiến hành cung cấp nguồn điện vào bộ điều khiển điện với nhu cầu mở van, khi đó lực mô men xoắn được tạo ra từ bộ điều khiển điện sẽ truyền xuống trục van. Lúc này, trục van sẽ chuyển động xoay đồng thời kéo theo cánh van xoay theo với góc 90 độ.

 

Khi cánh van đạt đến vị trí mở giới hạn ( mở hoàn toàn ), công tắc hành trình 1 sẽ tự động ngắt nguồn điện tạo nên sự an toàn cho hệ thống.

 

Đối với quá trình đóng van

 

Khi chúng ta tiến hành cung cấp điện vào bộ điều khiển điện với nhu cầu đóng van, khi đó lực mô men xoắn được sinh ra sẽ tác động lên trục van. Lúc này trục van sẽ chuyển động xoay với chiều ngược lại so với quá trình mở van, đồng thời kéo theo cánh van chuyển động xoay về vị trí đóng ban đầu.

 

Khi cánh van đã được quay về vị trí đóng ban đầu ( đóng hoàn toàn ), công tắc hành trình 2 sẽ tự động ngắt nguồn điện tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho cả hệ thống.

Van bướm điều khiển điện tuyến tính

Đối với van bướm điều khiển điện tuyến tính, bộ điều khiển điện được trang bị thêm 1 màn hình hiển thị giúp chúng ta có thể nhận biết được góc độ đóng mở của van ở thời điểm hiện tại. Do đó, chúng ta có thể tự ý điều chỉnh góc độ hoạt động của cánh van thông qua bộ điều khiển từ xa hoặc các nút bấm trên màn hình hiển thị.

 

van_buom_dieu_khien_dien_tuyen_tinh

 

Đặc biệt đối với dòng van bướm điều khiển điện dù là dạng điều khiển ON/OFF hay điều khiển dạng tuyến tính đều được trang bị thêm 1 phụ kiện đi kèm đó là lục giác. Lục giác này có thể giúp chúng ta điều khiển đóng mở van bướm một cách dễ dàng khi hệ thống sử dụng gặp sự cố về nguồn điện cung cấp.

 

Tuy nhiên, trong quá trình điều khiển bằng lục giác này chúng ta cần nên để ý liên tục vào bộ phận hiển thị để tránh tình trạng mở quá gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong.

Một số dòng van bướm điện trên thị trường hiện nay

Nhằm có thể phục vụ được với hầu hết mọi hệ thống đường ống trên thị trường, hiện nay van bướm điều khiển điện đang được chế tạo và xuất ra với đa dạng mẫu mã cũng như chất liệu khác nhau. Dưới đây là một số dòng van bướm điều khiển bằng điện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay các bạn có tham khảo.

Van bướm gang điều khiển điện

Là một trong những dòng van bướm điều khiển điện có phần thân van bướm được chế tạo từ chất liệu đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Với chất liệu gang giúp cho dòng van này có khả năng chịu lực rất tốt cùng với độ bề cơ học cao.

 

van_buom_gang_dieu_khien_dien

 

Hiện nay, van bướm gang điều khiển điện đang được lắp đặt và sử dụng trong các hệ thống nước, khí nén, hơi và cả trong những hệ thống có yêu cầu về áp lực làm việc không quá cao. ĐẶc biệt dòng van này còn có khả năng hoạt động được trong những hệ thống có chứa các hóa chất ăn mòn với nồng độ nhẹ.

Van bướm inox điều khiển điện

Đây là dòng van bướm điều khiển điện có phần thân van bướm được chế tạo từ chất liệu inox 304, inox 316, có khả năng chịu được trong môi trường có nhiệt độ cao. Hiện nay, van bướm inox điều khiển điện đang được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống nước sạch, nước biển, khí, hơi, hóa chất,...

 

van-inox

 

Van bướm nhựa điều khiển điện

Là dòng van bướm điều khiển điện có phần thân van bướm được chế tạo từ chất liệu nhựa PVC, cPVC, PP, PVDF, PPGF, uPVC,... có khả năng chịu được các hóa chất ăn mòn như axit, bazo, muối,... Tuy nhiên, van bướm nhựa điều khiển điện lại không thể hoạt động và làm việc được trong các hệ thống có nhiệt độ cao ( chỉ có thể chịu được nhiệt độ không quá 80 độ C ).

 

van_buom_nhua_dieu_khien_dien

 

Van bướm thép điều khiển điện 

Đây là dòng van bướm điều khiển điện do phần thân van bướm được làm từ chất liệu thép nên dòng van này có khả năng chịu được nhiệt độ cao đến rất cao ( lên đến 400 độ C ). Bên cạnh đó dòng van này còn có khả năng hoạt động được trong những hệ thống có áp lực dòng chảy lớn lên đến 25 bar.

 

van_buom_thep_dieu_khien_dien

 

So sánh van bướm điện với van bướm khí nén

Trong lĩnh vực điều khiện bằng tự động hóa, chúng ta ngoài sử dụng bộ điều khiển điện để điều khiển đóng mở van thì chúng ta còn có thể sử dụng bộ điều khiển khí nén để làm điều đó. Vậy giữa dòng van bướm điện và van bướm khí nén có những đặc điểm gì khác nhau, cùng theo chân chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về sự khác nhau giữa 2 dòng van này nhé.

Van bướm điều khiển điện

Về van bướm điều khiển bằng điện có những điểm khác so với dòng van bướm điều khiển bằng khí nén như:

  • Có thể sử dụng đa dạng nguồn điện áp để thực hiện đóng mở van như nguồn điện 24V, 220V, 380V.
  • Thời gian đóng mở của van chậm, mất khoảng 15 đến 30 giây cho một chu trình đóng hoặc mở van.
  • Có thể lắp đặt được trong nhiều hệ thống trên thị trường do điện là nguồn năng lượng phục vụ chính trong cuộc sống của chúng ta.
  • Trong suốt quá trình hoạt động, van không phát ra bất kì tiếng ồn nào tạo nên cảm giác thoải mái cho người vận hành.
  • Giá thành của dòng van bướm điện cao hơn so với giá thành của dòng van bướm khí nén.

van-buom-thangang-dia-inox-geko

Van bướm điều khiển khí nén

Đối với dòng van bướm điều khiển bằng khí nén có những điểm khác so với dòng van bướm điều khiển bằng điện như;

  • Sử dụng nguồn khí nén để điều khiển đóng mở van thay vì sử dụng nguồn điện như ở van bướm điện.
  • Thời gian đóng mở của van nhanh, chỉ mất khoảng 1 đến 3 giây cho mỗi chu trình đóng hoặc mở van.
  • Chỉ có thể lắp đặt và sử dụng trong các hệ thống có sử dụng máy nén khí hay trong những hệ thống có thể cung cấp được khí nén cho bộ điều khiển để điều khiển van.
  • Dù là quá trình cấp khí hay xả khí, van đều phát ra một tiếng ồn rất lớn gây nên những cảm giác khó chịu cho người vận hành.
  • Giá thành của dòng van bướm khí nén thấp hơn so với giá thành của dòng van bướm điện.

van_buom_dieu_khien_khi_nen_1_1

Những lỗi thường gặp khi sử dụng van bướm điện và cách khắc phục

Trong quá trình sử dụng một dòng van công nghiệp nào đó, việc chúng ta thường bắt gặp những sự cố hay những lỗi kỹ thuật là điều mà chúng ta không thể tránh khỏi được. Đối với dòng van bướm điều khiển điện này cũng thế, để có thể biết được những lỗi thường gặp của dòng van này là gì và cách khắc phục ra sao. Mời các bạn cùng tham khảo ngay sau đây.

Những lỗi thường gặp khi sử dụng van bướm điều khiển điện

Trong quá trình sử dụng van bướm điều khiển điện, chúng ta thường bắt gặp những lỗi mà dòng van này thường xuyên mắc phải như:

  • Van bướm điện không quay: Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất đối với dòng van bướm điện này. Bởi nguyên nhân chính gây ra sự cố này đó là do trục van bị gãy hay bộ điện không thể kéo cánh van quay theo hoặc cánh van có thể bị kẹt do rác thải.
  • Công tắc hành trình không tự động ngắt khi kết thúc 1 chu trình: Nguyên nhân chính gây nên sự cố này là do bộ điều khiển điện đang gặp lỗi đến từ vị trí nhà máy sản xuất.
  • Động cơ của bộ điều khiển điện quay nhưng cánh van lại không quay: Nguyên nhân chính gây nên sự cố này đó là do các bánh răng bên trong bộ điều khiển gặp vấn đề hoặc phần kết nối giữa trục van với bộ điều khiển bị trờn.

Cách khắc phục những lỗi thường gặp khi sử dụng van bướm điện

Khi chúng ta gặp phải một trong những sự cố trên thì trước hết chúng ta nên bình tĩnh, ngưng toàn bộ hệ thống lại và thực hiện những cách khắc phục sau đây.

  • Trước hết chúng ta cần nên tiến hành kiểm tra bộ điều khiển điện xem có bị chập cháy hay tín hiệu có được nhận ổn định hay là không.
  • Nếu như bộ điều khiển điện không có vấn để gì xảy ra thì chúng ta bắt đầu tiến hành tháo ra và vệ sinh các bộ phận bên trong.
  • Để có thể khắc phục được sự cố bộ điện không tự động ngắt khi hết một chu trình thì chúng ta nên liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn sử dụng bộ điều khiển điện mới.
  • Để khắc phục sự cố động cơ quay mà cánh van không quay thì chúng ta tiến hành kiểm tra trục van. Nểu trục van bình thường thì chúng ta tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong bộ điều khiển điện.

Một số lưu ý khi sử dụng van bướm điều khiển điện

Việc sử dụng van bướm điều khiển điện đúng cách không chỉ giúp cho hệ thống có thể hoạt động ổn định mà còn giúp tăng cao tuổi thọ của van. Tuy nhiên, để có thể sử dụng van bướm điều khiển bằng điện một cách chính xác nhất, chúng ta cần nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nguồn điện sử dụng để cung cấp vào bộ điều khiển điện phải có điện áp phù hợp với điện áp định mức của bộ điều khiển điện đó.
  • Cần đảm bảo được van hoạt động trong một giới hạn nhất định để nhằm tránh tình trạng van hoạt động quá tải gây ảnh hưởng đến cả năng suất làm việc.
  • Trong suốt quá trình van hoạt động chúng ta cần neen kiểm tra thường xuyên để nhằm tránh những sự cố không đáng có mà dòng van này tạo ra.
  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh van để có thể giúp van hoạt động và làm việc trong hệ thống một cách ổn định và trơn chu nhất.

van_bm_in

Về lưu ý khi sử dụng van bướm điều khiển bằng điện được nhiều khách hàng quan tâm và để ý đến. Nhằm có thể biết được cần phải nên làm những gì khi lắp đặt sử dụng dòng van này để tránh khỏi những sự cố không đáng có.

Một số lưu ý khi lựa chọn sử dụng van bướm điều khiển điện

Một hệ thống có làm việc ổn định và an toàn được hay không thì đối với việc lựa chọn van bướm điều khiển điện là việc quan trọng nhất. Bởi nó không chỉ giúp chúng ta có thể lắp đặt được van vào đường ống một cách dễ dàng mà nó còn có thể giúp chũng ta biết đợc dòng van nào phù hợp với môi trường nào.

 

Để có thể lựa chọn được một loại van bướm điều khiển điện phù hợp, nhằm có thể đáp ứng được với nhu cầu sử dụng của hệ thống thì chúng ta cần nên lưu ý:

Lựa chọn van bướm cơ phù hợp

Việc lựa chọn chính xác phần thân van bướm là việc chiếm khoảng 70% tỉ lên lựa chọn đúng loại van mà các bạn cấn thiết. Vậy để có thể lựa chọn được một loại van bướm phù hợp với hệ thống, chúng ta cần lưu ý những vấn để sau:

  • Lựa chọn van bướm với chất liệu cấu tạo van sao cho phù hợp với môi trường hoạt động của mình. Các bạn có thể lựa chọn van bướm với những loại chất liệu như gang, nhựa, thép, inox.
  • Là dòng van có kích thước dao động từ DN40 đến DN1000 nên chúng ta cần chú ý lựa chọn van bướm với kích thước phù hợp với kích thước đường ống trong hệ thống.
  • Lựa chọn thương hiệu sản xuất van bướm thích hợp với kinh phí sử dụng những vẫn có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Với một số thương hiệu van bướm đang được sử dụng phổ biến hiện nay như Samwoo, Wonil, AUT,...

Lựa chọn bộ đầu điện thích hợp

Sau khi đã lựa chọn được loại van bướm thích hợp có thể đáp ứng được với mọi nhu cầu hoạt động trong hệ thống của mình. Tiếp  theo chúng ta bắt đầu tiến hành lựa chọn bộ điều khiển điện thích hợp.

 

Vậy như thế nào mới được gọi là lựa chọn bộ điều khiển điện thích hợp, mời quý vị và các bạn cùng nhau tham khảo qua một số lưu ý sau:

  • Chúng ta cần lựa chọn bộ điều khiển điện với kích thước phù hợp với kích thước của van bướm.
  • Lựa chọn bộ điều khiển điện với nguồn điện áp tiêu thụ phù hợp với nguồn điện đang sử dụng bên trong hệ thống.
  • Chú ý lựa chọn bộ điều khiển điện với kiểu điều khiển phù hợp nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu của người vận hành. Có thể lựa chọn bộ điều khiển điện dạng ON/OFF hoặc cũng có thể lựa chọn bộ điều khiển điện dạng tuyến tính.
  • Lựa chọn bộ điều khiển điện với thương hiệu sản xuất thích hợp nhằm có thể đảm bảo được nhu cầu sử dụng mà còn đáp ứng được với chi phí lắp đặt. Với các thương hiệu của bộ điện các bạn có thể tham khảo như Geko, KB Valve,...

Địa điểm cung cấp van bướm điện tin cậy tại Việt Nam

Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam chuyên cung cấp các dòng van công nghiệp, phụ kiện và vật tư ngành nước hàng đầu trệ thị trường Việt Nam. Với các dòng sản phẩm hiện nay đang được chúng tôi nhập khẩu và phân phối trực tiếp ra thị trường.

 

Nhằm mục đích mang đến quý khách hàng những sản phẩm chính hãng, chất lượng nhất cùng với giá thành tốt nhất so với thị trường hiện nay. Chúng tôi hiện đang cung cấp các dòng van công nghiệp nói chung và van bướm điều khiển điện nói riêng với các dòng sản phẩm như:

  • Van bướm điều khiển điện Geko
  • Van bướm điều khiển điện KB
  • Van bướm điều khiển điện Hàn Quốc
  • Van bướm điều khiển điện 220V

Nếu như quý vị và các bạn đang có nhu cẩu sử dụng các dòng van công nghiệp nói chung và dòng van bướm điện này nói riêng. Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tư vấn cũng như báo giá van bướm điều khiển bằng điện được đội ngũ nhân việ dày dặn kinh nghiệm báo giá.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

ck1ck2_1ck3
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU HT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 7 Ô dịch vụ 10, KĐT Tây Nam Linh Đàm - P. Hoàng Liệt - Q. Hoàng

Mai - TP. Hà Nội

Mã số thuế: 0108628671

Hotline: 0981 625 647   Email hỗ trợ: kd2.htvietnam@gmail.com

STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Website: https://vannuochanoi.com/ 

Chuyên cung cấp: Van  bướm - Van cổng - Van điện từ - Van điều khiển khí nén- Van điều khiển điện