logo_xnk_ht_viet_nam-1.100
banner_ht_viet_nam
Hỗ trợ trực tuyến
banner_phu-01

ISO là gì? Các tiêu chuẩn ISO phổ biến

Lượt xem: 240

Đánh giá

 


Tóm tắt nội dung: Trong chúng ta ai cũng từng nghe đến tiêu chuẩn ISO 9001, ISO14000,… hoặc những số tương tự thường được in trên bao bì của sản phẩm, nhưng chắc cũng không ít bạn chẳng hiểu Nó là cái gì? Có ý nghĩa như thế nào? Tại sao nó lại quan trọng để đánh giá một sản phẩm.

Trong bài viết ngày hôm nay HT Việt Nam sẽ giải thích cho các bạn về tiêu chuẩn ISO một cách đơn gian và dễ nhớ nhất. Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đường ống đạt tiêu chuẩn ISO chất lượng cao, hãy liên hệ với XNK HT qua hotline.

ISO là gì?

Như các bạn đã thấy một trong những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm là chất lượng. Chẳng ai lại muốn sử dụng một sản phẩm chất lượng kém.

Nhưng vấn đề bắt đầu, đó là khi các khu vực, các nước giao thương hàng hóa với nhau. Đâu là sản phẩm chất lượng, đâu là sản phẩm không chất lượng.

Ví dụ như sản phẩm trái cây ở Việt Nam được coi là chất lượng, nhưng khi xuất khẩu sang Nhật Bản thì lại không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy chúng ta cần có một thước đo chung một tiêu chuẩn chung để đánh giá mọi sản phẩm của mọi công ty trên toàn cầu.

Nhưng ai là người đứng ra xây dựng để đảm bảo tiêu chuẩn được công bằng? Liệu các quốc gia khác có chịu chấp nhận tiêu chuẩn này hay không? Thì phương án dễ nhất là cùng ngồi lại với nhau rồi bỏ phiếu quyết định.

Vậy là 162 nước trên thế giới đã tụ lại thành lập một cái tổ chức có tên gọi đầy đủ la International Organizations Standardization có nghĩa là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế viết tắt lại ios.

Ở đây có một điều rất thú vị, rõ ràng tên viết tắt của tổ chức là ios nhưng sao họ lại thường viết là ISO. Thực ra ISO không phải là tên viết tắt, mà người ta đã chọn một từ đặc biệt có nguồn gốc Hy Lạp để đặt cho tổ chức này.

Tổ chức ISO từ khi thành lập năm 1947 đến nay đã thiết lập ra hàng trăm loại tiêu chuẩn khác nhau, đủ về mọi mặt trong đời sống từ quản lý chất lượng sản phẩm, đến tiêu chuẩn Quản lý môi trường, đến tiêu chuẩn quản lý sức khỏe Y Tế,...

tieu_chuan_iso

Vai trò của tiêu chuẩn ISO

Các tiêu chuẩn nói riêng và tiêu chuẩn ISO nói chung đóng góp vai trò lớn trong đời sống hiện đại. Có thể kể đến như:

Đồng nhất các tiêu chuẩn trên thế giới, giúp việc sản xuất và giao thương trở nên thuận lợi hơn.

Thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích cho người dùng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh các xung đột về chất lượng giữa các khu vực khác nhau.

Đặt ra giới hạn và một bộ khung tiêu chuẩn để các doanh nghiệp tuân theo, từ đó giải quyết được các rủi ro phát sinh.

vai_tro_cua_iso

Các loại tiêu chuẩn ISO được áp dụng phổ biến nhất

ISO là tổ chức thế giới về tiêu chuẩn hóa. Tức là, tổ chức chuyên tạo ra các tiêu chuẩn cho các lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp, dịch vụ và xã hội. Tổ chức này đã phát hành hơn 22.000 tiêu chuẩn lớn nhỏ khác nhau. Đây là một tổ chức phi chính phủ và thu lợi nhuận từ việc bán các tiêu chuẩn.

Trong số đó có 7 tiêu chuẩn bán vô cùng đắt hàng tức là các tiêu chuẩn này được rất nhiều các tổ chức trên thế giới dùng Đó là những tiêu chuẩn gì vậy? Vậy thì ngày hôm nay HT Việt Nam sẽ nói về 7 tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất trên thế giới nhé!

Tiêu chuẩn ISO 9001


Đứng đầu danh sách là tiêu chuẩn ISO 9001. Cho đến nay, phổ biến nhất là bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và họ hàng của nó.

Sao lại dùng từ “họ hàng”? Bởi vì ISO 9000 nó không đứng đơn lẻ. Mà cần phải kết hợp với các tiêu chuẩn khác nữa. Bạn có có thể hiểu như đều là cùng 1 dòng, 1 nhóm. Gia đình ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng này có tổng cộng bốn thành viên.

Đó là:

ISO 9001:2015: Quality Management Systems & Requirements: Tiêu chuẩn và các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9000:2015: Quality Management Systems - Fundamentals and Vocabulary là thước đo tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm.

ISO 9004:2018: Quality Management -Guidance to Achieve Sustained Success Tiêu chuẩn cho tổ chức đạt được thành công bền vững.

ISO 19011:2018 Guidelines for Auditing Management Systems: là bộ tiêu chuẩn Hướng dẫn đánh giá Audit

Trong bộ bốn các tiêu chuẩn này, chỉ ISO 9001: 2015 là có thể được chứng nhận. 3 tiêu chuẩn còn lại đóng vai trò hướng dẫn và bổ trợ cho ISO 9001.

Tiêu chuẩn ISO 9001 được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987 và kể từ đó cứ khoảng 5 năm là cập nhật 1 lần

Tiêu chuẩn hướng dẫn cho tổ chức cách làm thế nào để đặt một hệ thống quản lý chất lượng để duy trì chất lượng cho các sản phẩm và dịch vụ

Tiêu chuẩn ISO 9001 Hướng vào khách hàng và đặt trọng tâm vào cải tiến liên tục. Cùng với đó là các quá trình quản lý cấp cao mở rộng trong toàn tổ chức giúp hệ thống chất lượng đạt hiệu quả và hiệu lực nhất.

Tiêu chuẩn đã được cập nhật mới nhất vào năm 2015 và phiên bản này chú trọng hơn vào quản lý rủi ro

Tiêu chuẩn ISO 9001 này viết rất chung chung nên có thể được sử dụng trong bất kỳ tổ chức nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Đã có hơn 1.180.000 chứng nhận ISO đã được đưa ra tại hơn 170 quốc gia theo số liệu khảo sát của ISO năm 2018.

tieu_chuan_iso_9001

Tiêu chuẩn ISO 14000


ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực môi trường và nó xếp ở vị trí thứ 2 Nó bao gồm nhiều tiêu chuẩn, tương tự như gia đình ISO 9000 Gia đình ISO 14000 cũng rất phổ biến Và được chúng nhận bởi bên thứ 3.

Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu cho một Hệ thống Quản lý Môi trường - Environmental Management System (EMS) và dựa trên mô hình cải tiến liên tục PDCA.

Vấn đề môi trường đang trở lên cực kì nóng trên toàn thê giới. Nếu tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này, thì môi trường quanh chúng ta sẽ trở nên tốt hơn.

Đây là một tiêu chuẩn mang tính tự nguyện được đưa ra bởi các công ty muốn cải thiện các quá trình liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, bây giờ nhiều chính phủ, các tổ chức đã yêu cầu bắt buộc các công ty phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 14000 này.

Do vậy, nó đã vươn lên vị trí thứ 2 với 447.547 chứng nhận ở 171 quốc gia trên toàn thế giới.

iso_14001

Tiêu chuẩn ISO 27000


Tiếp theo trong danh sách là ISO 27000 Bộ tiêu chuẩn này liên quan đến công nghệ thông tin một ngành cực kì bùng nổ ở VN những năm gần đây.

Với mục tiêu cải thiện an ninh và bảo vệ tài sản công ty. Tiêu chuẩn này bắt đầu năm 2005 và đến bây giờ là phiên bản 2013. Với 2 tiêu chuẩn là ISO 27001 và ISO 27002. Đây là bộ tiêu chuẩn còn khá mới, được ra đời vào năm 1996.

Các tổ chức có thể chọn tiêu chuẩn này đẻ triển khai. Theo số liệu của ISO đã có tới 59000 chứng chỉ đã được phát hành trên toàn thế giới cho bộ tiêu chuẩn 27k này.

iso_27000

Tiêu chuẩn ISO 50001


Vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các tiêu chuẩn phổ biến nhất thế giới đó là ISO 50001 Một trong những tiêu chuẩn mới nhất tiêu chuẩn năng lượng ISO 50001 vẫn đang ngày càng trở nên quan trọng.

Phát hành vào năm 2011 tiêu chuẩn giúp cho các công ty để đưa ra một hệ thống quản lý năng lượng Energy Management System (EMS) chuyên dụng để cải thiện việc sử dụng năng lượng và hiệu quả.

Tiêu chuẩn 50k bao gồm việc giảm ảnh hưởng tiểu cực năng lượng tiêu thụ của tổ chức bằng cách giảm phát thải khí nhà kính . Tiêu chuẩn này không phải là bắt buộc.

Nhưng theo số liệu đã có hơn 46000 chứng nhận đã được phát hành Phần trăm tăng trưởng 234% mỗi năm theo số liệu của Văn phòng Năng lượng & Năng lượng tái tạo.

Các bạn có thể thấy xu hướng nhiều công ty tổ chức đang muốn áp dụng ISO 50k này để tìm kiếm lợi ích và coi trọng tiêu chuẩn này trong việc cải thiện các quá trình kinh doanh của họ, giúp họ đạt lợi nhuận cũng như tiết kiệm năng lượng.

iso_50001

Tiêu chuẩn ISO 22000


ISO 22000 Tiêu chuẩn này tập trung vào việc phát triển và thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và có thể giúp bất kỳ tổ chức nào hoạt động trong chuỗi cung ứng thức ăn

Với nhiều tiêu chuẩn bao gồm 22001 cho thực phẩm và đồ uống 22002 cho sản xuất thực phẩm và nhiều hơn nữa gia đình 22k này được sử dụng trong một loạt các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thực phẩm.

Tiêu chuẩn áp dụng cho các tổ chức với mọi hình thức như nhà hàng hoặc các công ty như nhà sản xuất thực phẩm thậm chí các dịch vụ vận chuyển thực phẩm như cung cấp thức ăn cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.

Các công ty lớn liên quan đến vận chuyển đồ ăn như Now, Grab food, Foody, Be cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn này.

Với hơn 36 105 chứng nhận, ISO 22000: 2005 là đang đứng ở vị trí thứ 5 trong số các tiêu chuẩn phổ biến nhất.

iso_22000

Tiêu chuẩn ISO 13485


ISO 13485 Đây là tiêu chuẩn về quản lý hệ thống chất lượng cho các thiết bị y tế. Tiêu chuẩn thiết bị y tế ISO 13485 là một tiêu chuẩn đơn lẻ và không thuộc về một nhóm – Family như nhiều tiêu chuẩn ISO được nhắc ở trước.

Được xuất bản vào năm 2003, với một phiên bản được công bố vào năm 2016. Tiêu chuẩn thiết lập một hệ thống quản lý an toàn y tế ở nơi sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế.

Chỉ dành riêng cho ngành công nghiệp y tế. Tiêu chuẩn ISO 13485 giúp cho tổ chức đảm bảo yêu cầu quản lý chất lượng và các yêu cầu luật định của ngành thiết bị y tế

Chứng chỉ iso 13485 đã được chấp nhận và được áp dụng rộng rãi cho các nhà sản xuất thiết bị y tế trên toàn thế giới và đây là một yêu cầu cần bắt buộc trong sản xuất hiện nay hiện nay.

Nếu như một tổ chức sản xuất thiết bị y tế nào muốn sản phẩm của mình được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Đã có hơn 24123 chứng chỉ ISO 13485 được phát hành.

iso_13485

Tiêu chuẩn ISO 45001


45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007

ISO 45001 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Giúp tổ chức cải thiện vấn đề an toàn sức khỏe trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe.

ISO 45001 được dự định áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô, loại và tính chất. Tùy vào điều kiện công ty, bạn có thể lựa chọn tiêu chuẩn này Trên thế giới, số lượng chứng chỉ phát hành cho tiêu chuẩn này đã lên đến con số 14607.

iso_45001

các tiêu chuẩn ISO khác


Tiêu chuẩn ISO cho đồng hồ nước và các thiết bị đo lường

Tiêu chuẩn ISO 4064 là bộ tiêu chuẩn áp dụng cho các thiết bị đo như đồng hồ nước nóng và đồng hồ nước lạnh. Bộ tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ, đặc tính đo lường, tổn thất áp suất cũng như thông số kỹ thuật.

Tiêu chuẩn ISO 4064 áp dụng cho cả đồng hồ nước cơ và đồng hồ nước điện tử. Tuỳ thuộc và cấp chính xác mà tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các dòng đồng hồ có áp suất làm việc ~ 1Mpa1 với đường kính nhỏ hơn DN500 và nhiệt độ tối đa 30 độ C (đồng hồ nước lạnh), 180 độ C  (đồng hồ nước nóng).

dong_ho_do_luu_luong_nuoc_thai_dien_tu_1

Tiêu chuẩn ISO cho van công nghiệp

  • Tiêu chuẩn ISO 10434: áp dụng cho van cổng (gate valve), chất liệu thép dùng trong các hoạt động dầu khí, khi đốt tự nhiên
  • Tiêu chuẩn ISO 17292: áp dụng cho van bi bằng thép trong các hoạt động lọc dầu, hoá dầu và dầu khí.
  • Tiêu chuẩn ISO 17292: áp dụng cho van bướm bằng thép trong công nghiệp vận chuyển và lưu trữ dầu.
  • Tiêu chuẩn ISO 15716: áp dụng cho các thiết bị công nghiệp như van cổng, van cầu và van một chiều với kích thước dưới 50mm.

van_cong_gang_11

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO. Bài viết được thực hiện bởi XNK HT Việt Nam – đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm đường ống chính hãng.

Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn trực tiếp và sở hữu nhiều ưu đãi. HT Việt Nam xin chân thành cảm ơn!

xnk_ht_viet_nam

ck1ck2_1ck3
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU HT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 7 Ô dịch vụ 10, KĐT Tây Nam Linh Đàm - P. Hoàng Liệt - Q. Hoàng

Mai - TP. Hà Nội

Mã số thuế: 0108628671

Hotline: 0981 625 674   Email hỗ trợ: kd8.htvietnam@gmail.com

STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Website: https://vannuochanoi.com/ 

Chuyên cung cấp: Van  bướm - Van cổng - Van điện từ - Van điều khiển khí nén- Van điều khiển điện