logo_xnk_ht_viet_nam-1.100
pannercty
Hỗ trợ trực tuyến
ho-tro-vn88-truc-tuyen-hinh-123

Van bi điều khiển điện

Van bi điều khiển điện
van-bi-dieu-khien-dien - ảnh nhỏ  1

Van bi điều khiển điện

Đánh giá 0 lượt đánh giá

10.000 VND

Thông số kỹ thuật:

Kích thước van: DN15 - DN200.
Chất liệu van: Gang, nhựa, inox, thép.
Chất liệu bi van: inox, nhựa.
Gioăng: Cao su EPDM, PTFE.
Kiểu lắp đặt: Nối ren, lắp bích, rắc co, lắp Clamp.
Kích thước bộ điều khiển điện: GKE003, GKE005, GKE015, GKE020, GKE040,....
CHất liệu bộ điều khiển: Hợp kim nhôm.
Điện áp sử dụng: 24V, 20V, 380V.
Dạng điều khiển: ON/OFF hoặc tuyến tính. 
Nhiệt độ làm việc: 0 ~ 180 độ C.
Áp lực làm việc: 10 - 16 bar.
Môi trường làm việc: Nước, khí nén, hơi, dung dịch, hóa chất,..
Thương hiệu sản xuât: Geko, KB Valve,...
Xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,....
Bảo hành: 12 tháng.

Van bi ( Ball Valve ) là một dòng van công nghiệp được sử dụng phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay trên thị trường. Với quả bi bên trong van được thiết kế rỗng xuyên tâm giúp cho van có thể kiểm soát và điều tiết dòng chảy một cách dễ dàng và chính xác. 

 

Hiện nay, do công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ngày càng phát triển nên đối với nhu cầu sử dụng tự động hóa của người vận hành cũng ngày càng tăng cao. Chính vì thế, đối với dòng van bi này hiện nay chúng ta có thể sử dụng phương pháp điều khiển bằng tự động hóa để điều khiển đóng mở van như bộ điều khiển điện.

 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như đi tìm hiểu chi tiết về dòng van bi điều khiển điện này nhé! 

Tổng quan về van bi điều khiển điện

Van bi điều khiển điện có tên gọi tiếng anh đó là Electric Contol Ball Valve. Đối với những khu vực, những hệ thống sử dụng khác còn gọi dòng van này với các tên gọi như: Van bi điện, van bi điều khiển bằng điện,....Đây là một dòng van công nghiệp được sử dụng bộ điều khiển điện để điều khiển quá trình hoạt động đóng mở của van.

 

Với cấu tạo gồm quả bi rỗng được đặt ở bên trong thân van có nhiệm vụ đóng mở điều tiết dòng chảy trong đường ống một cách chính xác nhất. Cộng thêm quá trình hoạt động thông qua bộ điện giúp cho người vận hành có thể tự động điều chỉnh mọi góc độ hoạt động của bi van mà không cần phải đến tại vị trí lắp đặt van. 

 

van_bi_dieu_khien_dien

 

Hiện nay dòng van này đang được trong nhiều hệ thống khác nhau với bộ điều khiển điện sử dụng đa dạng nguồn điện áp. Cùng với đó là thân van được chế tạo từ đa dạng chất liệu khác nhau có thể đáp ứng phù hợp được với mọi điều kiện làm việc hiện nay.

Thông số kỹ thuật van bi điều khiển điện

Sau đây chúng ta cùng nhau điểm qua vài thông số kỹ thuật cơ bản của dòng van bi điều khiển bằng điện này nhé.

  • Kích thước van: DN15 - DN200.
  • Chất liệu van: Gang, nhựa, inox, thép.
  • Chất liệu bi van: inox, nhựa.
  • Gioăng: Cao su EPDM, PTFE.
  • Kiểu lắp đặt: Nối ren, lắp bích, rắc co, lắp Clamp.
  • Kích thước bộ điều khiển điện: GKE003, GKE005, GKE015, GKE020, GKE040,....
  • CHất liệu bộ điều khiển: Hợp kim nhôm.
  • Điện áp sử dụng: 24V, 20V, 380V.
  • Dạng điều khiển: ON/OFF hoặc tuyến tính. 
  • Nhiệt độ làm việc: 0 ~ 180 độ C.
  • Áp lực làm việc: 10 - 16 bar.
  • Môi trường làm việc: Nước, khí nén, hơi, dung dịch, hóa chất,..
  • Thương hiệu sản xuât: Geko, KB Valve,...
  • Xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,....
  • Bảo hành: 12 tháng.

Lí do nên sử dụng bộ điều khiển điện cho van bi

Việc lắp đặt bộ điều khiển điện cho van bi giúp thay thế các phương pháp điều khiển thủ công như điều khiển tay gạt, tay quay. Bộ điều khiển điện mang lại sự tự động hóa và hiệu quả cao hơn trong việc điều khiển van bi, giúp tăng cường độ chính xác và linh hoạt trong quá trình điều chỉnh lưu lượng chất lỏng hoặc khí.

 

Ngoài ra, bộ điều khiển điện có thể được lắp đặt cho các dòng van bi khác nhau như van bi gang, van bi inox, van bi nhựa và có khả năng tương thích với nhiều kích thước và mẫu mã van khác nhau. Điều này mang lại sự linh hoạt và tùy chỉnh cho các ứng dụng khác nhau trong các ngành công nghiệp.

 

bo_dieu_khien_dien

 

Hiện nay, van bi điều khiển điện được sử dụng phổ biến trên thị trường, từ các hệ thống nhỏ đến các hệ thống công nghiệp lớn có yêu cầu hoạt động mạnh mẽ. Bộ điều khiển điện cung cấp các kiểu điều khiển khác nhau như ON/OFF và điều khiển tuyến tính, đáp ứng các yêu cầu điều khiển đa dạng của các ứng dụng khác nhau.

Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi điện

Tiếp theo, để giúp các quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về dòng van công nghiệp điều khiển bằng điện này. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo qua các bộ phận cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi điều khiển điện.

Cấu tạo van bi điều khiển điện

Van điều khiển bằng điện là dòng van công nghiệp điều khiển tự động hóa được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính đó là: Bộ điều khiển điện + Van bi cơ = Van bi điều khiển điện. Các bạn có thể tham khảo qua hình ảnh dưới đây. 

 

cau_tao_van_bi_dieu_khien_dien

 

Đối với từng bộ phận cấu tạo nên dòng van bi điện này đều có những đặc điểm, cấu tạo và nhiệm vụ làm việc khác nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về từng bộ phận cấu tạo nên van bi điều khiển điện, mời các bạn cùng tham khảo ngay dưới đây.

 

BỘ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Bộ phận đầu điện trong hệ thống van bi có chức năng tạo lực moment xoắn để điều khiển quá trình mở và đóng van. Bộ đầu điện được thiết kế để xoay van góc 90 độ trong quá trình hoạt động.

 

Các thành phần của bộ điều khiển điện bao gồm: vỏ bộ điều khiển, động cơ, hộp số, bánh răng trợ lực, bản mạch kết nối, lục giác, công tắc hành trình và màn hình hiển thị. Mỗi thành phần trong bộ điều khiển có nhiệm vụ và hoạt động riêng, tuy nhiên, chúng hoạt động cùng nhau để tạo thành một chu trình hoạt động đồng nhất.

 

cau_tao_bo_dieu_khien_dien

 

  1. Vỏ bộ điều khiển điện: Đây là bộ phận ngoài cùng của bộ điều khiển, được chế tạo từ chất liệu hợp kim nhôm để đảm bảo độ bền và độ cứng. Vỏ bộ điều khiển thường được phủ một lớp sơn Epoxy, có khả năng chống thấm và chống ăn mòn cao, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động của môi trường.
  2. Động cơ: Đây là bộ phận chuyển đổi năng lượng điện thành cơ năng để truyền động cho trục van. Nó có khả năng tạo ra lực momen xoắn để thực hiện quá trình đóng mở van. Động cơ được điều khiển bằng tín hiệu điện và có khả năng xoay góc từ 0 đến 90 độ và ngược lại, để điều chỉnh vị trí van.
  3. Hộp số và bánh răng trợ lực: Là các bộ phận truyền động để chuyển đổi chuyển động từ động cơ thành chuyển động xoay của trục van. Hộp số giúp tăng hoặc giảm tốc độ quay của động cơ, trong khi bánh răng trợ lực giúp tăng momen xoắn để đảm bảo đủ lực để vận hành van trong mọi tình huống.
  4. Bản mạch kết nối: Là một bộ phận quan trọng để truyền tín hiệu giữa người vận hành và van. Nó nhận tín hiệu điều khiển từ người vận hành thông qua các công tắc hoặc bộ điều khiển từ xa, và sau đó gửi tín hiệu điều khiển đến động cơ và các bộ phận khác để van hoạt động.
  5. Lục giác: Là một bộ phận rời của bộ điều khiển điện, có chức năng giúp người vận hành có thể điều khiển van đóng mở khi hệ thống gặp sự cố về điện áp, ví dụ như mất điện. Bằng cách sử dụng lục giác, người vận hành có thể thao tác thủ công để đảm bảo hoạt động của van trong trường hợp khẩn cấp.
  6. Công tắc hành trình: Là bộ phận có khả năng tự động đóng ngắt khi đầu điện đạt đến mức giới hạn đóng mở nhất định. Công tắc này được cài đặt để bảo vệ van và ngăn chặn các chuyển động quá mức, đảm bảo an toàn và độ tin cậy của van trong quá trình hoạt động.
  7. Màn hình hiển thị: Đây là bộ phận chỉ xuất hiện ở trong bộ điều khiển điện tuyến tính. Đối với bộ phận này được thiết kế với khả năng cho phép người vận hành có thể quan sát được từng góc độ đóng mở của bi van tại thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, bộ điều khiển còn có khả năng thực hiện điều khiển cơ trong trường hợp hệ thống gặp sự cố mất điện. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng lục giác hoặc tay quay, tùy thuộc vào loại bộ điều khiển điện được sử dụng.

 

VAN BI CƠ

 

Đây là bộ phận kết nối trực tiếp với hệ thống đường ống, giúp cho chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn van bi điều khiển bằng điện với kích thước phù hợp với đường ống nhất. Ngoài ra bộ phận này còn được chế tạo từ đa dạng nhiều chất liệu khác nhau giúp cho van bi điện có thể lắp đặt sử dụng đối với mọi điều kiện hoạt động ở các hệ thống sử dụng hiện nay. 

 

Để phần van bi cơ này có thể đáp ứng được với những điều kiện như vậy thì hiện nay bộ phận này được cấu tạo từ các bộ phận chính bao gồm: Trục van, bi van, gioăng và thân van. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo qua hình ảnh dưới đây.

 

cau_tao_phan_van_bi_co

 

Đối với từng bộ phận cấu tạo của van bi cơ được thiết kế với những đặc điểm, chức năng cũng như nhiệm vụ làm việc khác nhau. Sau đây, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về từng bộ phận cấu tạo nên phần van bi cơ này nhé.

  • Thân van: Là bộ phận được thiết kế với đa dạng nhiều chất liệu khác nhau nhằm có thể đáp ứng được với nhiều điều kiện làm việc hiện nay. Bên cạnh đó, đây còn là bộ phận có chức năng kết nối với hệ thống đường ống đồng thời có nhiệm vu bảo vệ các bộ phận hoạt động bên trong thân van.
  • Trục van: Là bộ phận được thiết kế nhằm liên kết cố định giữa bộ phận điều khiển với bộ phận bi van. Trục van có nhiệm vụ chính đó là giúp truyền tải lực tác động từ bộ điện đến bộ phận bi van giúp bi van hoạt động.
  • Bi van: Là bộ phận có dạng quả bi được thiết kế rỗng xuyên tâm giúp dòng chảy có thể đi qua van dễ dàng và cũng giúp ngăn chặn dòng chảy khi dừng hoạt động hệ thống.
  • Gioăng caosu: Là bộ phận được đặt ở bên trong thân van giúp làm kín tuyệt đối khi bi van ở trong trạng thái đóng. Điều này giúp tránh tình trạng rò rỉ lưu chất ra bên ngoài hệ thống khi van đang trong quá trình hoạt động hoặc dừng hoạt động.

Nguyên lý hoạt động van bi điều khiển điện

Van bi điều khiển điện hoạt động dựa trên quá trình chuyển động xoay chuyển của bi van bên trong thân van với sự hỗ trợ hoạt động nhờ vào bộ điều khiển điện. Bằng cách cung cấp nguồn điện phù hợp và sử dụng các bộ phận truyền động, van bi được điều khiển để xoay góc 90 độ và thực hiện chức năng đóng mở trong quá trình làm việc. Cụ thể:

 

Khi cấp nguồn điện áp phù hợp, mô tơ trong van bi điện sẽ bắt đầu quay và tạo ra lực xoắn. Lực này sẽ được truyền xuống trục van thông qua hệ thống bánh răng để thực hiện quá trình đóng mở van.

 

Trục van được liên kết với bộ điều khiển điện thông qua các bộ phận như hộp số, bánh răng trợ lực và lục giác. Quá trình truyền động giữa mô tơ và van được thực hiện một cách chính xác để đảm bảo van xoay góc 90 độ trong quá trình mở và đóng.

 

Khi van hoạt động trong một chu trình đóng hoặc mở, nó sẽ tự động ngắt nguồn điện. Điều này có nghĩa là van sẽ giữ nguyên trạng thái của nó sau khi hoàn thành một quá trình. Đồng thời, mô tơ được trang bị một bộ phận trục quay bằng tay để sử dụng trong trường hợp mất điện đột ngột, cho phép người dùng điều chỉnh và vận hành van trong quá trình đóng mở.

Phân loại dòng van bi điều khiển bằng điện

Hiện nay các ngành công nghiệp và các nhu cầu sử dụng điều khiển bằng tự động hóa ngày càng tăng, do đó để có thể đáp ứng được với những yêu cầu sử dụng đó. Van bi điều khiển bằng điên hiện đang được chế tạo và sản xuất với đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã khác nhau. 

 

Sau đây là một số loại van bi điều khiển điện đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Phân lại van theo dòng điện áp sử dụng cho bộ điều khiển điện

Điện áp là một trong những nguồn năng lượng phổ biến và thông dụng nhất đối với đời sống con người hiện nay. Do đó, mỗi hệ thống trên thị trường hiện nay được sử dụng với những nguồn điện áp khác nhau như 24V, 220V, 380V.

 

Để có thể phục vụ được với những hệ thống đó, hiện nay dòng van bi đang đang được hoạt động nhờ vào các bộ điều khiển điện với các nguồn điện áp từ 24V đến 380V. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết về từng dòng van bi điều khiển điện với các nguồn điện áp sử dụng phổ biến hiện nay.

 

VAN BI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN 24V

 

Van bi điều khiển bằng điện 24V là loại van bi được điều khiển bằng bộ điều khiển điện với nguồn điện sử dụng là 24V. Đây là một điện áp thông dụng trong các ứng dụng điện tử và tự động hóa. Bên cạnh đó, đây còn được coi là dòng điện an toàn và dễ dàng tích hợp vào hệ thống điều khiển tổng thể. 

 

VAN BI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN 220V

 

La dòng van bi điều khiển bằng bộ điều khiển điện với nguồn điện áp sử dụng đó là nguồn điện 220V. Đây là một dòng điện 2 chiều và được sử dụng thông dụng nhất trên thị trường hiện nay từ những hệ thống nhỏ đến những ngành công nghiệp lớn.

 

Van bi điều khiển điện 220V thường được sử dụng trong các hệ thống điều khiển trong công nghiệp như hệ thống thông gió, hệ thống nước và các ứng dụng tự động hóa trong các tòa nhà và nhà máy. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn điện phổ biến và tiện lợi cho việc sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng.

 

VAN BI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN 380V

 

Là loại van bi được điều khiển bằng bộ điện với nguồn điện 380V. Đây là một điện áp cao được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp và hệ thống điện công suất lớn. Van bi điều khiển điện 380V thường được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp, nhà máy sản xuất và các ứng dụng có yêu cầu điện áp cao.

 

Điện áp 380V cho phép hoạt động ổn định và hiệu suất cao trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc cài đặt và sử dụng van bi điều khiển điện 380V đòi hỏi sự an toàn và tuân thủ các quy định về điện trong ngành công nghiệp.

Phân loại van theo dạng điều khiển của bộ điện

Bộ điều khiển điện cho van bi có thể được thiết kế để thực hiện hai dạng điều khiển chính đó là dạng điều khiển ON/OFF và dạng điều khiển tuyến tính. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về từng loại van bi sử dụng bộ điều khiển điện với từng dạng điều khiển này nhé.

 

VAN BI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ON/OFF

 

Van điều khiển ON/OFF là một loại van được sử dụng để chuyển đổi giữa hai trạng thái: hoàn toàn mở (ON) và hoàn toàn đóng (OFF). Khi được kích hoạt ở chế độ ON, van sẽ hoàn toàn mở cửa van để cho chất lỏng hoặc khí chảy qua. Khi được chuyển sang chế độ OFF, van sẽ đóng cửa van hoàn toàn, ngăn chặn chất lỏng hoặc khí đi qua.

 

 van_bi_dieu_khien_dien_on_off

 

VAN BI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TUYẾN TÍNH

 

Van bi điều khiển tuyến tính cho phép điều chỉnh vị trí của van dựa trên tín hiệu điều khiển tuyến tính. Điều này cho phép điều chỉnh mức mở của van trong khoảng từ 0 đến 100%, giúp điều tiết lưu lượng chính xác hơn.

 

van_bi_dieu_khien_dien_tuyen_tinh.

Phân loại theo vật liệu sản xuất van bi

Đối với những hệ thống có mặt trên thị trường Việt Nam hay thị trường thế giới đều có những điều kiện làm việc khác nhau. Do đó, để có thể phục vụ được với từng hệ thống trên thị trường, hiện nay dòng van bi điều khiển điện đang được chế tạo và sản xuất với đa dạng chất liệu khác nhau.

 

Dưới đây là một số dòng van bi điều khiển điện với các chất liệu cấu tạo được sử dụng phổ biến trên thị trường mà các bạn có thể tham khảo.

 

VAN BI GANG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

 

Là một loại van bi điều khiển điện được chế tạo từ chất liệu gang, một vật liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp van. Nó có độ bền cao và có khả năng hoạt động mạnh mẽ trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.Van bi gang điều khiển điện thường được sử dụng để điều khiển luồng chất lỏng hoặc khí trong các ứng dụng công nghiệp.

 

van_bi_gang_dieu_khien_dien

 

Chúng thích hợp cho nhiều lĩnh vực như xử lý nước, cấp nước và thoát nước, công nghiệp hóa chất, dầu khí, và nhiều ứng dụng khác. Gang là một vật liệu phổ biến và có giá thành tương đối rẻ, làm cho van bi gang điều khiển bằng điện trở thành một lựa chọn kinh tế trong ngành công nghiệp.

 

VAN BI INOX ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một loại van bi điều khiển điện được chế tạo từ vật liệu inox, chủ yếu là inox SUS304 hoặc SUS316. Inox là một loại thép không gỉ chịu được ăn mòn và oxy hóa, và đem lại khả năng làm việc trong nhiều môi trường khác nhau.

 

van_bi_inox_dieu_khien_dien

 

Hiện nay dòng van này có thể làm việc trong nhiều môi trường công nghiệp khắc nghiệt bao gồm chất ăn mòn, oxy hóa, nước biển, muối tan băng, và các axit vô cơ đậm đặc.

 

VAN BI NHỰA ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một loại van bi được chế tạo từ vật liệu nhựa, thường là nhựa PVC, PP, PVDF, PTFE, ABS, hay CPVC. Mặc dù không có khả năng làm việc trong các môi trường có nhiệt độ cao như van bi kim loại. Nhưng van bi nhựa điều khiển điện có khả năng làm việc tốt trong các hệ thống chứa chất ăn mòn, hóa chất, oxy hóa,... mà không ảnh hưởng đến hình dạng bên ngoài của van.

 

van_bi_nhua_dieu_khien_dien

 

Bên cạnh đó, vật liệu nhựa của van bi nhựa điều khiển điện thân thiện với sức khỏe của con người. Điều này được minh chứng bởi việc sử dụng sản phẩm trong các hệ thống nước sạch dân sinh, nơi an toàn và sức khỏe là yếu tố quan trọng.

 

VAN BI THÉP ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là dòng van bi điều khiển điện được chế tạo từ chất liệu thép, một loại chất liệu với tính chất chịu nhiệt và chịu áp suất. Van bi thép điều khiển điện thường được sử dụng trong các hệ thống có lưu chất lưu thông với áp suất lớn, như các hệ thống ống dẫn có kích thước lớn.

 

van_bi_thep_dieu_khien_dien

 

Bên cạnh đó chúng cũng có khả năng chịu được va đập và các tác động của ngoại lực mà không ảnh hưởng quá nhiều đến các chi tiết cấu tạo bên trong và vẻ bề ngoài của sản phẩm.

 

VAN BI VI SINH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một dòng sản phẩm có giá thành cao nhất trong dòng van bi hiện nay. Chúng được chế tạo từ vật liệu inox 304L hoặc 316L và được đánh bóng bề mặt cả trong và ngoài để ngăn ngừa khả năng bám bụi, vi khuẩn và mảng bám. Ở thị trường Việt Nam, các sản phẩm van bi vi sinh chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia lân cận như Đài Loan, Trung Quốc hay Malaysia,...

 

van_bi_vi_sinh_dieu_khien_dien

 

Với tính chất đánh bóng bề mặt và khả năng ngăn ngừa bám bụi, vi khuẩn và mảng bám, van bi vi sinh điều khiển được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y tế, thực phẩm và đòi hỏi môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn vệ sinh. Chúng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao và giữ cho quá trình lưu chuyển chất lỏng trong hệ thống sạch và không bị ô nhiễm.

Phân loại van bi điện theo kiểu lắp đặt vào đường ống

Trong từng hệ thống, từng khu vực hoạt động khác nhau, chúng ta thường sử dụng các loại đường ống đường ống khác nhau. Với mỗi loại đường ống, chúng ta chỉ có thể lắp đặt van bi vào đường ống với kiểu lắp đặt phù hợp với đường ống đó. 

 

Để nhằm có thể giúp van lắp đặt được phù hợp với các hệ thống trên thị trường thì hiện nay dòng van này đang được sản xuất với đa dạng nhiều kiểu lắp đặt khác nhau như nối ren, lắp bích, rắc co và lắp clamp. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về từng loại van bi điều khiển điện với từng kiểu lắp đặt nhé.

 

VAN BI REN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một dòng van bi có đầu ren được tiên ren theo các tiêu chuẩn riêng. Đa số van bi ren điều khiển điện có dạng ren trong để liên kết với các hệ thống ống dẫn có thiết kế dạng ren ngoài.

 

van_bi_ren_dieu_khien_dien

 

Khi lắp đặt, van bi ren điều khiển điện thường được gia cố thêm băng tan để đảm bảo độ kín và độ vững chắc trong quá trình làm việc. Băng tan giúp tránh rò rỉ chất lỏng qua khả năng kín của ren và giữ cho van hoạt động ổn định.

 

VAN BI MẶT BÍCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một dòng van bi điều khiển điện sử dụng 2 mặt bích ở hai đầu để có thể liên kết với các hệ thống có cùng tiêu chuẩn mặt bích liên kết. Thông qua mặt bích và các bulong ốc siết cũng như sự trợ giúp của gioăng làm kín, điểm kết nối giữa van và hệ thống được đảm bảo sự chắc chắn và kín khít trong quá trình làm việc.

 

van_bi_mat_bich_dieu_khien_dien

 

Bên cạnh van bi mặt bích điều khiển điện chúng ta thưởng bổ sung các gioăng làm kín, thông thường là gioăng bằng cao su, được sử dụng để tạo độ kín giữa van và mặt bích. Gioăng giúp ngăn chặn rò rỉ chất lỏng qua điểm kết nối và đảm bảo hiệu suất làm việc của van bi mặt bích.

 

VAN BI RẮC CO ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một dòng van bi sử dụng đường nối rắc co chủ yếu dành cho các van bi nhựa. Đặc điểm của loại van này là khả năng kết nối nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời tiện lợi cho việc tháo và lắp đặt van vào hệ thống làm việc.

 

van_bi_rac_co_dieu_khien_dien

 

Đường nối rắc co cho phép van được kết nối với các ống dẫn hoặc thiết bị khác một cách nhanh chóng bằng cách xoay van và ống lại với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lắp đặt và tháo gỡ van.

 

VAN BI ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN KẾT NỐI CLAMP

 

Khi nhắc đến van bi điều khiển điện kết nối clamp, thường ta liên tưởng đến dòng van bi vi sinh điều khiển điện. Đúng như bạn đã đề cập, đặc điểm của các hệ thống vi sinh là dạng tiêu chuẩn kết nối và kích thước của ống và van khác biệt so với các dạng thông thường.

 

van_bi_dieu_khien_dien_ket_noi_clamp

 

Các van bi vi sinh điều khiển điện được thiết kế với mặt tiếp xúc clamp, cung cấp một cách kết nối nhanh chóng và dễ dàng. Đường kết nối clamp giúp tạo ra một liên kết chắc chắn và kín khít giữa van và ống trong hệ thống.

Phân loại theo thiết kế thân van bi

Đối với thiết kế phần thân vanbi thì đây là phần vô cùng hoàn toàn khác biệt đối với dòng van công nghiệp này. Bởi các dòng van công nghiệp trên thị trường hiện nay như van cổng, van bướm đều có cấu tạo phần thân gồm 1 dạng duy nhất.

 

Còn đối với dòng van này, phần thân van bi được cấu tạo với đa dạng nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau. Với một số loại van bi điều khiển điện có thiết kế phần thân van bi đặc biệt như:

 

VAN BI 2 MẢNH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Van bi điều khiển điện 2 mảnh hay còn được gọi là van bi 2pc điều khiển điện, là loại van bi có thân van được ghép từ 2 mảnh hoàn toàn tách biệt nhau bằng cách sử dụng ren, bulong và ốc siết. Loại van này thường được sử dụng cho các dòng van bi có kích thước lớn hoặc khi sử dụng dạng nối bích.

 

Ưu điểm lớn nhất của van bi 2 mảnh điều khiển điện là khả năng bảo trì và thay thế các bộ phận bên trong. Do thân van được chia thành 2 mảnh tách rời, việc bảo trì và thay thế các bộ phận như bóng van, trục van và phớt dễ dàng hơn. Thay vì phải tháo rời toàn bộ van, chỉ cần tháo các ren, bulong và ốc siết giữa 2 mảnh thân van để tiến hành bảo trì và thay thế.

 

van_bi_2_manh_dieu_khien_dien

 

Ngoài ra, van bi 2 mảnh điều khiển điện cũng đáng chú ý với khả năng chịu áp lực của hệ thống trong quá trình hoạt động. Việc ghép nối chặt chẽ giữa 2 mảnh thân van và sử dụng các phụ kiện kết nối đảm bảo sự ổn định và chắc chắn của van trong khi hoạt động dưới áp lực cao.

 

VAN BI 3 MẢNH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Là một dòng van bi điều khiển điện thường được sử dụng trong các ứng dụng van bi có dạng nối ren hoặc nối rắc co. Cấu trúc của van này bao gồm 3 mảnh riêng biệt được lắp ghép lại. Tuy nhiên, việc lắp ghép từ nhiều mảnh khác nhau có thể làm giảm khả năng chịu áp lực của van và gây mất độ kín trong thời gian sử dụng dài.

 

van_bi_3_manh_dieu_khien_dien

 

Điều này xảy ra vì sự ghép nối giữa các mảnh thân van có thể tạo ra các khe hở hoặc vết nứt nhỏ, từ đó làm giảm tính năng kín của van. Mặc dù có thể áp dụng các biện pháp khắc phục như sử dụng vật liệu kín khít và kỹ thuật lắp ráp chính xác, tuy nhiên, vẫn tồn tại nguy cơ mất độ kín trong quá trình sử dụng.

 

VAN BI 2 NGÃ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

Van bi điện 2 ngã là một dòng van bi điều khiển điện được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại van này có cấu trúc đơn giản với một đầu vào và một đầu ra, và động cơ điện được gắn trên van để điều khiển việc đóng mở bi van. Điều này cho phép van mở hoặc ngắt dòng chất lỏng thông qua van.

 

van_bi_2_nga_dieu_khien_dien

 

Đối với dòng van này thường có kích thước đa dạng từ DN8 đến DN250, và được điều khiển bằng động cơ sử dụng điện áp 24V, 220V, 380V. Điều khiển động cơ từ xa thông qua hệ thống tủ PLC giúp van hoạt động hoàn toàn tự động. Van có hai dạng điều khiển chính: đóng mở hoàn toàn và van tuyến tính.

 

VAN BI 3 NGÃ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

 

 Là một loại van có 3 cửa được sử dụng để điều khiển và điều tiết dòng chất lỏng trong các hệ thống khác nhau. Van này có khả năng đóng mở và điều chỉnh dòng lưu lượng. Nó được điều khiển bằng bộ điều khiển điện với điện áp 24V, 220V hoặc 380V. Kích thước của van bi 3 ngã đa dạng, từ DN15 đến DN200, và có dạng nối ren hoặc mặt bích để phù hợp với các hệ thống khác nhau.

 

van_bi_3_nga_dieu_khien_dien

 

Phần thân van bi được làm từ các vật liệu khác nhau để phù hợp với các môi trường khác nhau, từ lạnh đến nóng hoặc có độ ăn mòn cao. Thiết kế của phần thân van có thể là dạng chữ T hoặc chữ L, cho phép lắp đặt trong các hệ thống nước, hệ thống khí nén, hệ thống hơi nóng, đường ống dẫn dầu và nhiều ứng dụng khác.

So sánh van bi điều khiển điện với van điện từ

Van bi điều khiển điện và van điện từ đều là 2 dòng van điều khiển tự động hóa được sử dụng nguồn điện 24V, 220V hoặc 380V để điểu khiến đóng mở van. Tuy nhiên giữa 2 dòng van này vẫn đang còn nhiều điểm khác nhau, các bạn có thể tham khảo qua một số điểm khác nhau giữa 2 dòng van này thông qua bảng liệt kê dưới đây.

 

Tính chất Van bi điện Van điện từ
Nguyên lý hoạt động Sử dụng động cơ điện để điều khiển vị trí bi van. Sử dụng solenoid (cuộn dây điện) để tạo lực từ và điều khiển van.
Điều khiển Thường được điều khiển bằng bộ điều khiển điện tử (PLC) hoặc tay quay. Điều khiển bằng từ trườngđược tạo ra từ bộ điều khiển van điện từ hay còn được gọi là cuôn coil van điện từ.
Khả năng điều chỉnh Có khả năng điều chỉnh góc mở/đóng van, có thể điều chỉnh từ 0 đến 90 độ. Chỉ có thể hoạt động ở hai trạng thái mở hoặc đóng.
Tốc độ mở/đóng Tốc độ mở/đóng của van bi điện thường nhanh hơn do sử dụng động cơ. Tốc độ mở/đóng của van điện từ thường nhanh chóng nhờ sử dụng solenoid.
Ứng dụng Thích hợp cho hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, điều hòa không khí, hệ thống nhiên liệu, v.v. Thường được sử dụng trong hệ thống bảo vệ cháy, xử lý khí, điều khiển khí nén, v.v.
Độ tin cậy Độ tin cậy cao, tuổi thọ dài. Độ tin cậy phụ thuộc vào solenoid và yêu cầu bảo trì định kỳ.
Độ kín Van bi điện thường có khả năng kín tốt. Van điện từ cần có khả năng kín tốt để tránh rò rỉ.
Điện áp sử dụng Sử dụng điện áp 24V, 220V, 380V. Sử dụng điện áp 24V, 110V, 220V, 380V, v.v.
Ưu điểm Có khả năng điều chỉnh góc mở/đóng van. Tuổi thọ cao. Tốc độ mở/đóng nhanh.
Tốc độ mở/đóng nhanh. Độ tin cậy cao. Tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm Điều khiển phức tạp hơn so với dòng van điện từ cùng với đó là giá thành cao hơn van điện từ. Van tồn tại ở 2 dạng thường mở và thường đóng nên không thể sử dụng để điều chỉnh góc độ đóng mở van. Độ kín khít yếu hơn van bi điện và độ yêu cầu bảo trì van cũng nhiều hơn so với van bi điện.

Ưu, nhược điểm và ứng dụng của van bi điều khiển điện

Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về những ưu điểm cũn như nhược điểm, ứng dụng của dòng van bi điều khiển điện này nhé. 

Ưu điểm của van bi điều khiển điện

Về mặt ưu điểm thì đối với dòng van bi điều khiển điện này có những ưu điểm nôi bật sau:

  • Van  hoạt động hoàn toàn tự động và dễ dàng được kiểm soát thông qua bộ điều khiển kết nối với tủ PLC, giúp giảm sự phụ thuộc vào công nhân và tiết kiệm chi phí nhân công vận hành van.
  • Việc hoạt động của van bi điện có chi phí thấp hơn nhiều so với các dòng van khí nén, giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Van bi điều khiển điện sử dụng nguồn điện áp thông dụng như 24V, 220V, dễ dàng có sẵn trong các nhà máy và khu sản xuất.
  • Bộ điều khiển điện của van được làm bằng hợp kim nhôm với tiêu chuẩn chống nước IP67, giúp bảo vệ khỏi bụi và nước trong môi trường làm việc khắc nghiệt.
  • Van bi điều khiển điện có thể hoạt động ở các vị trí khó thao tác bằng tay và trong môi trường nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người vận hành.
  • Đối với van bi điều khiển điện tuyến tính, lưu lượng có thể được điều chỉnh một cách chính xác, mà vận hành bằng tay không thể làm được.
  • Phần van bi và bộ điều khiển điện của van có thể tách rời, giúp dễ dàng sửa chữa và thay thế nếu một trong hai thành phần bị hỏng.

Nhược điểm van bi điều khiển điện

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên thì dòng van bi điều khiển điện này vẫn đang còn gặp một số nhược điểm như:

  • Giá thành ban đầu của van bi điều khiển điện khá cao và chi phí bảo trì, bảo dưỡng cũng có thể lớn.
  • Thời gian đóng mở của van bi điều khiển điện thường tương đối chậm, thường từ 15-20 giây cho một chu kỳ hoạt động.
  • Van bi điều khiển điện rất phụ thuộc vào nguồn điện và yêu cầu cấp điện liên tục cho van trong quá trình hoạt động, đặc biệt khi van thực hiện chu kỳ mở đóng liên tục.
  • So với các dòng van khác như van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện có giới hạn kích thước, thường chỉ có sẵn đến kích thước DN200.

Ứng dụng van bi điều khiển bằng điện

Van bi điều khiển điện có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp, công nghiệp dân sinh đến các hệ thống thiết bị đường ống. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của dòng van bi điều khiển điện mà các bạn có thể tham khảo.

  • Hệ thống cấp thoát nước trong nhà máy sản xuất, cấp nước ngầm, hệ thống ống nước trong khu dân cư, tòa nhà cao tầng, chung cư và trường học.
  • Được sử dụng trong hệ thống cấp thoát khí, sản xuất khí hơi trong nhà máy sản xuất khí, hệ thống khí nén, phòng thí nghiệm, nồi hơi, lò hơi.
  • Hệ thống bếp áp suất trong nhà hàng và xưởng làm bánh.
  • Các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, rượu bia, sản xuất mì ăn liền,... cũng sử dụng van bi điều khiển điện.
  • Được ứng dụng trong hệ thống PCCC, hệ thống đóng tàu thuyền, hệ thủy điện và nhiệt điện.
  • Đồng thời, van bi điều khiển điện cũng được sử dụng trong các xưởng sản xuất, gia công và nhiều ứng dụng khác có liên quan.

ung_dung_van_bi_dieu_khien_dien

Các lưu ý khi lựa chọn và sử dụng van bi điều khiển điện

Đối với dòng van bi điều khiển điện này thì quá trình lựa chọn cũng như sử dụng van là việc mà chúng ta cần nên chú trọng rất nhiều. Bởi nó không chỉ giúp cho hệ thống có thể hoạt động ổn định và an toàn mà nó còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc của van bên trong hệ thống lắp đặt. 

 

Vậy để làm sao có thể lựa chọn được một dòng van bi điện phù hợp cũng như quá trình sử dụng van bi điều khiển bằng điện chúng ta cần lưu ý những gì. Sau đây chúng tôi xin được đưa ra một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng van bi điều khiển điện cho các bạn có thể tham khảo.

Lưu ý khi lựa chọn van bi điều khiển điện

Để lựa chọn được một loại van bi điều khiển điện phù hợp, nhằm có thể đáp ứng được với điều kiện làm việc trong hệ thống, chúng ta cần lưu ý một số lưu ý sau:

  • Nắm rõ dòng lưu chất sử dụng bên trong hệ thống để lựa chọn van bi điều khiển bằng điện với vật liệu chế tạo phù hợp.
  • Lựa chọn van bi điều khiển điện với kích thước van phải khớp với kích thước của đường ống cần lắp đặt.
  • Là một dòng van có thể lắp đặt vào đường ống với nhiều kiểu lắp đặt như nối ren, lắp bích, nối hàn, lắp clamp hoặc kết nối rắc co. Do đó chúng ta cần lựa chọn van bi điện với kiểu lắp đặt phù hợp với đường ống sử dụng.
  • Van bi điều khiển điện là dòng van hoạt động nhờ vào bộ điều khiển điện lắp ở trên van bi. Do đó chúng ta cần lựa chọn bộ điều khiển điện với dạng điều khiển phù hợp như dạng ON/OFF hoặc dạng tuyến tính.
  • Chúng ta cũng cần phải lựa chọn nguồn điện áp sử dụng của cho bộ điều khiển điện phù hợp với nguồn điện áp sử dụng của hệ thống.
  • Lựa chọn địa điểm cung cấp van bi điều khiển điện uy tín, chính hãng nhằm có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm mà không bị mua hàng với giá quá cao so với thị trường.

van_bi_dieu_khien_bang_dien

Lưu ý khi sử dụng van bi điều khiển điện

Để van bi điều khiển bằng điện có thể hoạt động và làm việc ổn định với tuổi thọ tối đa của van thì trong quá trình sử dụng van chúng ta cần nên lưu ý: 

  • Đảm bảo rằng nguồn điện cung cấp cho bộ điều khiển điện phải khớp với thông số kỹ thuật nhằm tránh được những tổn hại xảy ra cho bộ điều khiển khi cấp sai nguồn điện.
  • Thực hiện bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo van hoạt động một cách ổn định.
  • Kiểm tra các bộ phận cơ khí, điện và điều khiển để phát hiện sự cố và sửa chữa kịp thời.
  • Nắm vững quy trình đối phó với các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành van. Đồng thời biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp và liên hệ với đơn vị bảo trì nếu cần.

Địa điểm cung cấp van bi điều khiển điện chính hãng, uy tín tại Hà Nội

Tìm một nhà cung cấp đáng tin cậy và chất lượng là rất quan trọng trong việc mua sản phẩm cho hệ thống làm việc của bạn. Công Ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam tự hào là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa van công nghiệp. Chúng tôi nhập khẩu các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu như Geko valve, KB valve,... và đảm bảo rằng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ Hàn Quốc, Đài Loan,...

 

logo_xnk_ht_viet_nam-1

 

Chúng tôi cung cấp một loạt các sản phẩm với đa dạng về mẫu mã, kích thước, thương hiệu và vật liệu sản xuất. Điều này cho phép quý khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu và nhu cầu của họ. Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

 

Đồng thời, chúng tôi cũng đặc biệt chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng. Chúng tôi cung cấp chính sách bảo hành tốt, dịch vụ sửa chữa, cung cấp linh kiện thay thế và luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng với thông tin kỹ thuật cần thiết.

Báo giá và bảo hành van bi điều khiển điện tại XNK HT Việt Nam

Chúng tôi rất vui lòng khi được các quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm van bi điều khiển điện. Để nhận báo giá và được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn về cách lắp đặt, bảo dưỡng và thay thế sản phẩm.

 

Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng cao và giá cả cạnh tranh nhất. Tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều được bảo hành trong 12 tháng để đảm bảo sự an tâm và tin tưởng từ phía khách hàng.

 

Với những cam kết này, chúng tôi hy vọng trở thành đối tác tin cậy của quý khách hàng trong việc cung cấp các sản phẩm tự động hóa van công nghiệp chất lượng và đáng tin cậy.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

ck1ck2_1ck3
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU HT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 7 Ô dịch vụ 10, KĐT Tây Nam Linh Đàm - P. Hoàng Liệt - Q. Hoàng

Mai - TP. Hà Nội

Mã số thuế: 0108628671

Hotline: 0981 625 647   Email hỗ trợ: kd2.htvietnam@gmail.com

STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Website: https://vannuochanoi.com/ 

Chuyên cung cấp: Van  bướm - Van cổng - Van điện từ - Van điều khiển khí nén- Van điều khiển điện